Bảng 1.12: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 2012-2014
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Cá nhân 10.473 11.052 3.094 579 5,53 -7.958 -72,01
Doanh nghiệp 24.266 26.407 8.976 2.141 8,82 -17.431 -66,01
Tổng 34.739 37.459 12.070 2.720 7,83 -25.389 -67,78
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Biểu đồ 2.9. Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Qua bảng số liệu ta thấy hầu như nợ xấu ngắn hạn của Chi nhánh trong những năm qua đều có xu hướng giảm. Năm 2013 nợ xấu là 11.052 triệu đồng tăng nhẹ 5,53% so với năm 2012. Đến năm 2014 giảm mạnh 7.958 triệu đồng tương đương giảm xuống 72,01% so với năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu giảm là do các cá nhân trong năm 2014 gặp được nhiều thuận lợi trong kinh tế, trong những năm qua do một số cá nhân đã thỏa thuận bán đấu giá được tài sản nên một phần nợ xấu cũng giảm xuống đáng kể.
• Doanh nghiệp
Tình hình nợ xấu đối với đối tượng này tăng nhẹ 8,82% vào năm 2013 so với năm 2012 và lại giảm mạnh xuống 66,01 % vào năm 2014 so với năm 2013. Mặc dù chủ trương của nhà nước là tăng dư nợ để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp tiếp tục sản xuất nhưng cũng có một vài doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, gặp khó khăn trong đầu ra sản phẩm vì thế không thể thanh toán được các món nợ đến hạn trong năm cho Ngân hàng. Nguyên nhân tình hình nợ xấu của thành phần kinh tế này giảm mạnh trong năm 2014 là do: một phần một số công ty hoạt động kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận nên việc thu hồi vốn và thanh toán nợ cho Ngân hàng đúng thời hạn quy định, mặt khác do bán tài sản, đối tác mua nhà máy (máy móc, thiết bị), thỏa thuận bán đấu giá tài sản được ổn thỏa. Và đặc biệt trong gần cuối năm 2013 đã xuất hiện công ty mua bán nợ xấu, sự xuất hiện này đã ảnh hưởng lớn đến Ngân hàng, do một số nợ xấu, nợ quá hạn Ngân hàng đã bán cho tổ chức này.