Ngành nghề kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng BIDV Cà Mau (Trang 27)

Việt Nam chi nhánh Cà Mau

 Huy động vốn dưới các hình thức hình thức tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức và các tổ chức tín dụng khác…

 Cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

 Mỡ tài khoản thanh toán cho khách hàng.

 Cung ứng các phương tiện,dịch vụ thanh toán.

 Thực hiện các dịch vụ khác của ngân hàng thương mại và các hoạt động kinh doanh mà ngân hàng mẹ giao hoặc ủy quyền.

 Nhận mở tài khoản và huy động các tiền gửi nội tệ, ngoại tệ, kỳ phiếu, tiết kiệm với lãi xuất hấp dẫn. Đặt biệt đã có hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm bậc thang với lãi xuất cao tiện ích.

 Thực hiện các nghiệp vụ đầu tư tín dụng, ngắn hạn, trung – dài hạn cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, cá nhân và hộ sản xuất với thủ tục đơn giản, nhanh chóng.

3.1.3. Lịch sử hình thành và Quá trình phát triển Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau

- Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau là một trong 127 chi nhánh thành viên của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tên giao dịch tiếng anh là Joint Stock Commercial Bank for Investmemt and Development of Vietnam, Ca Mau Branch. Tiền thân của BIDV Cà Mau là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Minh Hải với hoạt động chủ yếu là cấp phát vốn ngân sách trung ương, địa phương cho các chương tình theo kế hoạch nhà nước và cho vay vốn lưu động trong lĩnh vực xây lắp.

- Chấp hành Nghị định số 53/HĐTB ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng chuyển hoạt động ngân hàng sang hoạch toán kinh doanh sát nhập với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Minh Hải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Ngày 26/11/1990 tại quyết định số 105/NHQĐ của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Minh Hải. Ngày thành lập với 9 cán bộ công nhân viên, kiến thức thị trường còn non kém, công nghệ thô sơ, chủ yếu bằng thủ công, hoạt động của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn.

- Đầu năm 1995, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Minh Hải chuyển một phần đầu tư tín dụng theo kế hoạch của Nhà nước và cấp phát vốn ngân sách trung ương cho cục Đầu tư phát triển Minh Hải.

- Kỳ họp thứ 10, ngày 12 tháng 11 năm 1996 Quốc hội khóa IX quyết định phân chia địa giới tỉnh Minh Hải thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu vào thời điểm 01/01/1997. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau được tách ra từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Minh Hải cũ theo quyết định thành lập số: 263/QĐTCCB ngày 20/12/1996 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Ngày 24/04/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức cổ phần hóa trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau cũng chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau.

- Tháng 01/2014, BIDV chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Địa chỉ: số 12, Lý Bôn, Phường 2, Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau. Số điện thoại: 07803 832 089 - 07803 834 291

Số fax: 07803 835 030 Website: www.bidv.com.vn

3.1.4. Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau

Sơ đồ: 3.2 (Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp) Phó Giám Đốc Quản Lý Khách Hàng Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Quản Trị Tín Dụng Phòng Tổ Chức Hàng Chính Phòng Quản Trị Rủi Ro Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Ban Giám Đốc Phòng Khách Hàng Cá Nhân Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp Phòng Giao Dịch TP. Cà Mau Phòng Giao Dịch Năm Căn Tổ Quản Lý Và Dịch Vụ Kho Quỹ Phòng Giao Dịch Khách Hàng Tổ Điện Toán Phó Giám Đốc Tác Nghiệp

3.1.4.1. Ban Giám Đốc a) Giám Đốc:

•Lãnh đạo, điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức. •Hướng dẫn giám sát các việc thực hiện các nhiệm vụ cấp trên đã giao, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của đơn vị.

b) Phó Giám Đốc:

•Tham gia cùng bàn bạc với giám đốc trong việc điều hành các mặt công tác của chi nhánh, điều hành của quản lý do giám đốc phân công, thay mặt giám đốc giám sát, điều hành một số công việc.

3.1.4.2.Phòng Khách hàng cá nhân

•Tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân. •Bán sản phẩm và dịch vụ khách hàng bán lẻ.

•Đồng thời thực hiện công tác tín dụng và đảm bảo an toàn, hiệu quả của các khoản tín dụng.

3.1.4.3. Phòng Khách hàng doanh nghiệp

•Tiếp thị và phát triển khách hàng doanh nghiệp.

•Đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng.

•Theo dõi, quản lý hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng, đồng thời phân loại và rà soát nhằm phát hiện rủi ro.

•Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại.

•Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh; chịu trách nhiềm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn của chi nhánh/BIDV và của khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại.

3.1.4.4. Phòng quản trị rủi ro

•Tham mưu, đề xuất các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. •Trình lãnh đạo cấp tín dụng/ bảo lãnh cho khách hàng.

•Phối hợp, hỗ trợ Phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.

•Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh.

3.1.4.5. Phòng quản trị tín dụng

•Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh.

•Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng quan hệ khách hàng theo đúng quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp thẩm quyền có quyết định.

•Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn tác nghiệp của phòng, lập các báo cáo thống kê về quản trị tín dụng.

3.1.4.6. Phòng tài chính kế toán

•Quản lý và thực hiện công tác hoạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp.

•Đề xuất về việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán xây dựng chế độ biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.

•Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành chế độ và quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính các Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.

•Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng.

•Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và BIDV, phát hiện và báo cáo xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng nghi ngờ trong tình huống khẩn cấp.

•Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch, thực hiện đúng quy trình, quy định về nghiệp vụ, thẩm quyền; thực hiện kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch với khách hàng.

- Nhiệm vụ thanh toán quốc tế: thực hiện một số tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại.

3.1.4.8. Phòng kế hoạch tổng hợp

•Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch – tổng hợp.

•Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức và triển khai kế hoạch kinh doanh.

•Theo dõi và giúp Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

3.1.4.9. Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ

•Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho quỹ và xuất/nhập quỹ. •Đề xuất tham mưu với Giám đốc về biện pháp điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ, an ninh tiền tệ; phát triển về dịch vụ kho quỹ, thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ.

3.1.4.10. Tổ điện toán

•Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng để cán bộ sử dụng thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành theo quy định của BIDV.

•Tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin,về những vấn đề liên quan đến thông tin tại chi nhánh cần kiến nghị.

3.1.4.11. Phòng tổ chức hành chính

•Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực.

•Tham mưu và đề xuất với Giám đốc triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định và quy trình.

•Hướng dẫn các Phòng/ Tổ thuộc trụ sở chi nhánh và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động.

•Quản lý hồ sơ cán bộ, hướng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, kê khai tài sản, quản lý thông tin và lập báo cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ theo quy định.

3.2. Phân tích đối tượng nghiên cứu theo phạm vi nghiên cứu tại Ngân hàngTMCP Đầu Tư và Phát triển - Chi nhánh Cà Mau TMCP Đầu Tư và Phát triển - Chi nhánh Cà Mau

3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau

Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh tế nào cũng đặt vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu mà các nhà kinh doanh muốn đạt đến, vì lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, hoạt động của ngân hàng là nhầm phục vụ nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp hoạt động để có lợi nhuận cao và cũng là nâng cao lợi nhuận cho bản thân ngân hàng. Tuy quy mô còn nhỏ nhưng ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau đã hoạt động rất tốt và lợi nhuận qua 3 năm (2012 – 2014) đều tăng, chủ yếu là do ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tiết kiệm chi phí, cải tiến và mở rộng các sản phẩm dịch vụ. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2012- 2014 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cà Mau qua 3 năm 2012-2014. ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 355.800 492.78 9 715.217 136.989 38,50 222.428 45,14 Chi phí 310.485 440.58 0 654.768 130.095 41,90 214.188 48,62 Lợi nhuận 45.315 52.209 60.449 6.894 15,21 8.240 15,78

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cà Mau qua 3 năm 2012-2014.

Nhìn chung các chỉ tiêu về thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng đều tăng qua 3 năm từ năm 2012-2014. Lợi nhuận Ngân hàng phụ thuộc vào tổng thu nhập và chi phí. Qua bảng số liệu ta thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau cũng

khá tốt. Dù tốc độ tăng bình quân của chi phí có cao hơn tuy nhiên do ngân hàng hạn chế chi phí ở mức hợp lý nên lợi nhuận vẫn tăng.

3.2.2. Thu nhập

Bảng 1.2 Thu nhập của BIDV Cà Mau qua 3 năm 2012-2014

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Thu nhập từ lãi

cho vay 250.794 344.757 482.339 93.963 37,47 137.582 39,91

Thu nhập từ lãi

tiền gửi 83.837 116.819 186.709 32.982 39,34 69.890 59,83

Thu từ phí 13.820 20.159 29.513 6.339 45,87 9.354 46,40

Thu từ ngoại hối 7.349 11.054 16.656 3.705 50,42 5.602 50,68

Tổng 355.800 492.789 715.217 136.989 38,50

222.42

8 45,14

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua bảng số liệu, ta thấy rằng thu nhập của chi nhánh không ngừng gia tăng qua các năm với tỷ lệ tăng khá cao. Cụ thể năm 2013 thu nhập đạt 492.789 triệu đồng tăng 136.989 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng là 38,50%. Đến năm 2014, thu nhập tiếp tục tăng lên 222.428 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ tăng 45.14%. Thu nhập của ngân hàng tăng đáng kể nhưng chủ yếu từ lãi cho vay chiếm khoảng 70% qua các năm. Có thể nói đây là nguồn vốn then chốt và đem lại hiệu quả cho ngân hàng. Cụ thể , năm 2013 thu từ lãi cho vay tăng 93.963 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 37,47% so với năm 2012, đạt 344.757 triệu đồng. Năm 2013, nền kinh tế đang dần phục hồi lại nên cần một nguồn vốn khá lớn. Bên cạnh đó, quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng, cho nên dù năm này nhà nước có chính sách để kiềm chế lãi suất

huy động làm lãi suất cho vay cũng giảm xuống nhưng thu nhập từ lãi vẫn có tỷ lệ tăng cao 37,47%. Đến năm 2014, thu nhập từ lãi cho vay tiếp tục tăng đạt 482.339 triệu đồng, tăng 39,91% so với năm 2013. Đạt được kết quả đó, một lần nữa chứng minh thấy sự phát triển và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. BIDV Cà Mau là một Ngân hàng đã tạo được niềm tin, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng làm cho hoạt động tín dụng thu từ lãi ngày càng tăng. Đồng thời, để giúp các doanh nghiệp khắc phục những khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đã thực hiện gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc cho vay khách hàng.

Dù mang lại nguồn thu lớn, nhưng thu nhập từ lãi cho vay trong điều kiện kinh tế khá bất ổn như hiện nay cũng mang đến khá nhiều rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, ngoài khoản thu trên ngân hàng còn chú trọng đến các khoản thu khác như thu từ lãi tiền gửi, từ phí và thu từ ngoại hối. Thu nhập ngoài lãi, đây là các khoản thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác cụ thể là phí dịch vụ và từ ngoại hối. Ta thấy rằng, năm 2013 thu từ phí và ngoại hối đều có xu hướng tăng so với năm 2012, trong đó thu phí dịch vụ tăng 6.339 triệu đồng (tức tăng 45,87%) và thu từ ngoại hối tăng 3.705 triệu đồng (tức tăng 50,42%). Đến năm 2014, thu nhập ngoài lãi tăng lên với tỷ lệ đáng kể; thu từ phí dịch vụ tăng 9.354 triệu đồng (tức tăng 46.40%) và thu từ ngoại hối tăng 5.602 triệu đồng (đạt 50,68%). Doanh thu từ phí dịch vụ của NH tăng, đây quả thật là sự phát triển rất đáng mừng của Ngân hàng vì thu từ hoạt động dịch vụ tăng chứng tỏ Ngân hàng đã được khách hàng ngày càng được tín nhiệm. Đó còn là một tín hiệu tốt làm tăng thu nhập, tạo thêm danh tiếng, giúp Ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động và còn giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro thay vì quá tập trung vào hoạt động cho vay, có thể gây ra rủi ro về tín dụng.

Nhìn chung, thu nhập của Ngân hàng tăng khá ổn định qua các năm. Đạt được kết quả khả quan như vậy là do Ngân hàng đã cố gắng hết mình trong việc phát huy các mặt tốt và hạn chế các mặt yếu kém, sai lầm của mình trong quá trình

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng BIDV Cà Mau (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w