CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NGẮN HẠN VÀ NÂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
3.2. Phân tích đối tượng nghiên cứu theo phạm vi nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển - Chi nhánh Cà Mau
3.2.8. Phân tích doanh số thu nợ
3.2.8.1. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Bảng 1.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Cà Mau qua 3 năm 2012-2014
ĐVT: Triệu đồng
Ngành
Năm 2013/2012 2014/2013
2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền %
Thủy sản 2.967.846 3.157.479 3.408.091 189.633 6,39 250.612 7,94 Thương mại,
dịch vụ 516.382 647.455 730.314 131.073 25,38 82.859 12,80 Xây dựng 212.845 304.019 357.196 91.174 42,84 53.177 17,49 Tổng cộng 3.697.073 4.108.953 4.495.601 411.880 11,14 386.648 9,41
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Biểu đồ 2.4. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
• Thủy sản: Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành thủy sản đều tăng qua 3 năm từ 2012-2014. Cụ thể, năm 2013, doanh số thu nợ ngành
6,39%, sang năm 2014 thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên đến 3.408.091 triệu đồng, tương ứng tăng 7,94% so với năm 2013. Ngành thủy sản là ngành kinh tế chủ chốt của tỉnh Cà Mau, chỉ tiêu này tăng qua từng năm cho thấy khả năng thu nợ của Ngân hàng tăng lên và doanh số cho vay ngắn hạn của BIDV Cà Mau có chiều hướng qua từng năm. Với những con số trên, ta nhận thấy tình hình thu nợ đối với ngành thủy sản tương đối tốt và chiếm tỷ trọng cao của ngành.
• Thương mại, dịch vụ: Doanh số thu nợ đối với ngành năm 2012 đạt 516.382 triệu đồng, năm 2013 tăng lên 131.073 triệu đồng tương đương tăng 25,38% so với năm 2012, sang năm 2014 doanh số thu nợ giảm nhẹ 12,80% so với năm 2013. Các chỉ số này tăng giảm không ổn định nguyên nhân là do năm 2013 tình hình kinh tế khó khăn làm trong giai đoạn đang phục hồi nên chưa ổn định cho các ngành, kéo theo các doanh nghiệp đôi khi làm ăn bị thua lỗ dẫn đến Ngân hàng không dám đẩy mạnh vào việc cho vay đối với ngành này, nhưng với số lượng khách hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh nên tình trạng thu nợ của Ngân hàng vẫn ở mức cao. Do vậy, đến năm 2012 và năm 2013, doanh số thu nợ của ngành này đã tăng lên, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển tạo điều kiện trả nợ cho ngân hàng. Có thể thấy rằng, sự gia tăng trên là do những năm gần đây, Cà Mau trở thành một điểm du lịch đáng quan tâm của nhiều người, do vậy mà việc phát triển về thương mại, dịch vụ cũng hết sức cần thiết. Khi đó, thương mại dịch vụ có điều kiện quan tâm và phát triển, tạo ra nhiều lợi nhuận để trả nợ tốt cho ngân hàng.
• Xây dựng: Doanh số cho vay ngắn hạn liên tục biến động qua các năm nhưng nhìn chung tỷ lệ thu hồi nợ của Chi nhánh vẫn tốt và ổn định. Cụ thể, năm 2012 chỉ số này là 212.845 triệu đồng, năm 2013 chỉ số này tăng 91.174 triệu đồng, tương đương tăng 42,84% so với năm 2012. Sang năm 2014 chỉ số này tăng lên 357.196 triệu đồng. Có thể thấy rằng, ngành xây dựng đang có diễn biến khả quan hơn, cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận của những cán bộ ngân hàng trong công tác thu hồi nợ.
3.2.8.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 1.8: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo Thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Cà Mau 2012-2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013/2012 2014/2013
2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền %
Cá nhân 613.736 797.120 887.540 183.384 29,88 90.420 11,34 Doanh nghiệp 3.083.337 3.311.833 3.608.061 228.496 7,41 296.228 8,94
Tổng cộng 3.697.073 4.108.953 4.495.601 411.880 11,14 386.648 9,41 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Biểu đồ 2.5. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo Thành phần kinh tế
•Cá nhân: Đối với khách hàng cá nhân, dư nợ ngắn hạn cũng có nhiều biến động. Năm 2013, dư nợ ngắn hạn đối với cá nhân là 797.120 triệu đồng, tăng 183.384 triệu đồng (tương ứng tăng 29.88%) so với năm 2012. Nguyên nhân là trong năm này kinh tế cá thể sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quả cao nên thực hiện tốt việc trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, còn là sự cố gắng của Ngân hàng trong cụng tỏc kiểm tra, kiểm soỏt, theo dừi tiến độ thực hiện kế hoạch thu nợ để xử lý kịp thời. Thêm vào đó, với khách hàng cá nhân, đối tượng khách
hàng này có vòng quay vốn nhanh, khi bán được hàng hóa hay có doanh thu dịch vụ họ sẽ ưu tiên trả nợ ngân hàng trước, để tránh tình trạng chuyển nhóm nợ sẽ ảnh hưởng đến việc vay vốn trong chu kì tiếp theo. Sang năm 2014, doanh số thu nợ ngắn hạn khách hàng cá nhân đạt 887.540 triệu đồng, giảm 90.420 triệu đồng, tức là giảm 11,34% so với năm 2013.
•Doanh nghiệp: Năm 2013, thu nợ của thành phần kinh tế doanh nghiệp tăng nhẹ. Năm 2012, thu nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp đạt 3.083.337 triệu đồng, năm 2013 chỉ số này là 3.311.833 triệu đồng tương tương giảm 7,41% so với năm 2012. Kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến giá cả đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp, người dân phải tính toán kĩ khi chi tiêu làm cho doanh nghiệp bị tồn kho nhiều làm hoạt động của doanh nghiệp không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ và chậm trả nợ cho ngân hàng. Sang năm 2014 chỉ số này tăng lên là 3.608.061 triệu đồng tương đương tăng 8,94%. Nguyên nhân là do trong thời gian kinh tế khủng hoảng, ngân hàng đã tập trung cho vay cá nhân và giảm cho vay doanh nghiệp để kịp thời thu hồi nợ và giảm rủi ro đồng thời cho vay theo nhiều phương thức hạn mức khác nhau. Qua đó cũng nói lên được công tác tín dụng của ngân hàng là rất tốt, đánh giá đúng khách hàng, thẩm định chặt chẽ dự án, từ đó có kế hoạch cho vay phù hợp – làm cho doanh số thu nợ đạt được một kết quả khả quan. Việc tăng hay giảm doanh số, doanh số đạt được nhiều hay ít của công tác thu nợ phụ thuộc rất lớn đến tình hình cho vay của Ngân hàng. Nếu ngân hàng có nhiều món vay ngắn hạn thì sẽ thu hồi được nợ nhanh chóng và số vòng quay vốn của ngân hàng cũng sẽ nhanh hơn, tức là đồng vốn sử dụng có hiệu quả hơn.