Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng BIDV Cà Mau (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NGẮN HẠN VÀ NÂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

3.2. Phân tích đối tượng nghiên cứu theo phạm vi nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển - Chi nhánh Cà Mau

3.2.9. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn

3.2.9.1. Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế.

Bảng 1.9 Tình hình Dư nợ ngắn hạn theo ngành Kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 2012-2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Thủy sản 1.419.318 1.447.685 1.546.305 28.367 2,00 98.620 6,81 Thương mại,

dịch vụ 74.924 80.847 72.519 5.923 7,91 -8.328 -10,30 Xây dựng 80.538 85.719 79.237 5.181 6,43 -6.482 -7,56

Tổng 1.574.781 1.614.251 1.698.061 39.470 2,51 83.810 5,19 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Biểu đồ 2.6. Dư nợ ngắn hạn theo ngành Kinh tế

Thủy sản:

Từ bảng dư nợ ở trên, có thể thấy rằng dư nợ ngành thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Năm 2013, dư nợ ngắn hạn là 1.447.685 triệu đồng, tăng 28.367 triệu đồng (tương đương 2.00%) so với năm 2012. Do chi nhánh chú trọng cho vay theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước tăng cường cho vay trong lĩnh vực thủy sản, đồng thời sản lượng nuôi thủy sản của người dân cũng có tăng nên chi nhánh cũng yên tâm trong việc cho vay với ngành này. Mặt khác,

nói riêng, là kiểm tra việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo đúng quy hoạch.

Điều này làm cho giá cả thị trường ngành thủy sản ổn định hơn. Chính vì vậy doanh số cho vay năm nay tăng lên nên dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này cũng tăng. Đến năm 2014, dư nợ tăng thêm 98.620 triệu đồng, tức tăng 6.81% so với năm 2013.

Thương mại, dịch vụ:

Tình hình dư nợ ngắn hạn của ngành này cũng không ổn định qua các năm, cụ thể năm 2012 dư nợ của ngành thương mại dịch vụ là 74.924 triệu đồng, sang năm 2013 tăng 5.923 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 7,91%. Dù thị trường ngành này trong thời điểm năm 2013 không ổn định, ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này nhưng cùng với sự cố gắng của cán bộ ngân hàng tăng thêm doanh số cho vay từ đó làm dư nợ cũng tăng lên. Nguyên nhân tăng dư nợ đối với ngành này vì trong năm này các doanh nghiệp thuộc ngành Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh mẽ và tạo được nhiều uy tín nên Ngân hàng bắt đầu cho vay ngắn hạn đối với ngành này vì vậy doanh số thu nợ cũng tăng trong năm này. Tuy nhiên, đến năm 2014 dư nợ của ngành thương mại dịch vụ là 80.847 triệu đồng, giảm 10,30% so với năm 2013.

Xây dựng:

Tuy rằng tình hình dư nợ ngắn hạn của ngành xây dựng còn thấp nhưng vẫn có nhiều biến động, cụ thể năm 2014 dư nợ của ngành xây dựng là 79.239 triệu đồng, giảm 6.482 triệu đồng tương đương giảm 7,56% so với năm 2013. Nguyên nhân do hoạt động ngành này những năm gần đây đặc biệt là sự biến động của thị trường bất động sản, công trình hoàn tất không bán được nên chủ đầu tư không đãm bảo được khả năng thanh toán nợ, tuy nhiên sang năm 2013 với sự khởi sắc lại của ngành xây dựng, thì ngành này có điều kiện trả nợ cho Ngân hàng vì thế dư nợ ngắn hạn ngành này giảm xuống.

3.2.9.2. Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 1.10: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 2012-2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Cá nhân 309.112 318.152 331.058 9.040 2,92 12.906 4,06 Doanh nghiệp 1.265.669 1.296.099 1.367.003 30.430 2,40 70.904 5,47 Tổng 1.574.781 1.614.251 1.698.061 39.470 2,51 83.810 5,19

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Biểu đồ 2.7. Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Cá nhân: Dư nợ tăng trong 3 năm qua: năm 2012 đạt 309.112 triệu đồng, năm 2013 dư nợ đạt 318.152, tăng 9.040 triệu đồng so với năm 2012, tốc độ tăng đến 2.92%; còn dư nợ đến cuối 2014 là 331.058 triệu đồng tăng 12.906 triệu đồng so với năm 2013, tốc độ tăng 4,06%. Nguyên nhân chủ yếu là do mức sống của người dân trong những năm này ngày được tăng cao. Sự tăng trưởng này là do thu nhập người dân trên địa bàn ngày càng tăng nên yêu cầu về cuộc sống như: nhu cầu mua xe, mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà cửa,…cao hơn nên nhu cầu về vốn để đáp ứng cho cuộc sống của họ cũng tăng lên, những người dân có thu nhập ổn định, họ sẽ vay ngân hàng và trả nợ theo thời hạn thỏa thuận giữa hai bên. Có thể thấy rằng, nền kinh tế đã được phục hồi do đó các cá nhân hoạt động kinh doanh nhiều hơn, do đó nhu cầu vay vốn cũng lớn hơn nên dư nợ của cá nhân tăng mạnh.

Doanh nghiệp: Dư nợ đối với doanh nghiệp khá biến động. Năm 2013 tăng 30.430 triệu đồng, tương ứng 2,40% so với năm 2012. Có kết quả này là do thành phần kinh tế này trong những năm gần đây do thực hiện chủ trương của nhà nước hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất nên Ngân hàng tăng cường giải ngân cho các đối tượng này dẫn đến dư nợ tăng mạnh. Nguyên nhân là hoạt động sản xuất kinh tế doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh nên cần phải có nhiều vốn để đầu tư, nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, thay đổi trang thiết bị, mở rộng sản xuất của các công ty, doanh nghiệp sản xuất ngày càng tăng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả đảm bảo được khả năng trả nợ và lãi cho Ngân hàng nên Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ở nhóm khách hàng này. Với sự phục hồi lại của nền kinh tế, các doanh nghiệp ở địa bàn thành phố Cà Mau hoạt động có hiệu quả hơn do đó có điều kiện trả nợ cho ngân hàng để tránh việc trả lãi quá nhiều. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh quyết liệt của của các Ngân hàng khi chú trọng đến thành phần kinh tế doanh nghiệp cũng làm cho dư nợ tăng dần.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng BIDV Cà Mau (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w