Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng BIDV Cà Mau (Trang 46)

Bảng 1.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo Ngành kinh tế của BIDV Cà Mau giai đoạn 2012-2014

ĐVT: triệu đồng Ngành Năm 2013/2012 2014/2013 2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền % Thủy sản 3.186.40 0 3.367.010 3.660.489 180.610 5,67 293.479 8,72 Thương mại, dịch vụ 422.294 512.013 621.406 89.719 21,25 109.39 3 21,37 Xây dựng 230.342 269.400 297.516 39.058 16,96 28.116 10,44 Tổng cộng 3.839.037 4.148.423 4.579.411 309.386 8,06 430.98 8 10,39

Biểu đồ 2.2. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau đã mở rộng cho vay nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau như: Thủy sản, thương mại dịch vụ, xây dựng…Do địa thế của tỉnh là vùng sông nước nên Ngân hàng cũng đẩy mạnh việc cho vay ngành thủy sản nhưng cùng với sự phát triển của các ngành thương mại dịch vụ, xây dựng như hiện nay thì nhu cầu về vốn ngày càng lớn hơn.

Thủy sản: Ngành thủy sản ở Cà Mau hiện nay là một trong những thế mạnh của tỉnh, góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Vì vậy, mục đích cho vay nuôi trồng thủy sản của Ngân hàng không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng để mua con giống, thức ăn, thuốc chăm sóc nuôi trồng thủy sản….mà còn đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng về việc xây dựng, sửa chữa ao hồ, chế biến thủy sản để xuất khẩu…để việc nuôi trồng thủy sản thuận lợi hơn.

Là ngành kinh tế phát triển nhất ở Cà Mau, thủy sản luôn là ngành được ưu tiên hàng đầu để vay vốn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng phân theo ngành của chi nhánh. Doanh số cho vay ngắn hạn của ngành có sự thay đổi nhẹ. Năm 2012, doanh số cho vay đạt 3.186.400 triệu đồng, năm 2011 doanh số cho vay tăng thêm 180.610 triệu đồng (tương đương tăng 5,67%), đến năm 2014 doanh số cho vay tăng lên 8,72% tương ứng tăng 293.479 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là nền kinh tế đang dần khả quan, tình hình xuất khẩu tôm trong tỉnh

thủy sản nên doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành.

Thương mại, dịch vụ: Về doanh số cho vay của ngành thương mại, dịch vụ có nhiều biến đổi. Năm 2013, doanh số đạt 512.013 triệu đồng, tăng 89.719 triệu đồng (tức tăng 21,25%) so với năm 2012. Sang năm 2014, doanh số cho vay của ngành thương mại, dịch vụ tăng nhẹ lên 621.406 triệu đồng tương đương tăng 21,37%. Chỉ số này biến động qua các năm nguyên nhân có thể là do chủ trương của Nhà nước từ năm 2013 là ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế trong những năm gần đây đã có hàng loạt các công ty và doanh nghiệp được thành lập ở địa bàn tỉnh, theo đó nhu cầu bổ sung vốn sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu đó, ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với ngành này nhưng tốc độ tăng trưởng còn thấp. Nhưng đây cũng là một dấu hiệu tốt chứng tỏ sự phục hồi của nền kinh tế sau khi bị khủng hoảng ảnh hưởng.

Xây dựng: Doanh số cho vay của ngành xây dựng cũng có sự tăng giảm cùng với sự tác động của nền kinh tế. Năm 2013, doanh số cho vay đạt 269.400 triệu đồng tăng 16,96% so với năm 2012. Cho vay xây lắp trước đây là thế mạnh của hệ thống BIDV nên chiếm tỷ trọng tương đối trong những năm trước nhưng trong giai đoạn 2012-2014 chỉ số này là không cao, nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng chung trên phạm vi toàn quốc, lĩnh vực này đang gặp khó khăn và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đang trong tình trạng không ổn định, dù chủ đầu tư đã cố gắng để kích cầu nhưng vẫn chưa hiệu quả. Sang năm 2014, doanh số cho vay ngành xây dựng có sự giảm nhẹ tăng , giảm 28,116 triệu đồng tương đương khoảng 10,44%. Sở dĩ có sự sụt giảm nêu trên là do tại Cà Mau các đơn vị chủ yếu thi công xây lấp các cụm tuyến dân cư, do ảnh hưởng nguồn vốn thanh toán chậm và bị cắt giảm cự ly vận chuyển…đã gây không ít khó khăn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, một số doanh nghiệp bị thua lỗ cũng kéo theo việc trả nợ Ngân hàng gặp khó khăn nên Ngân hàng rất hạn chế cho vay trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng BIDV Cà Mau (Trang 46)