Thời gian thu nợ bình quân

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng BIDV Cà Mau (Trang 64)

Qua bảng số liệu cho thấy, thời gian thu hồi nợ ngắn hạn bình quân giảm xuống qua các năm. Cụ thể, năm 2012, thời gian thu hồi nợ là 146 ngày nhưng đến năm 2014 giảm xuống còn 133 ngày, Nguyên nhân có sụ giảm xuống trên là do người vay sử dụng vốn đúng mục đích, Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ trong thời gian qua. Chỉ tiêu này giảm dần cho thấy khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng cao, tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng càng nhanh.

3.3. Điểm mạnh và điểm yếu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau

Vị trí hoạt động của chi nhánh gần với những doanh nghiệp kinh doanh chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh nên rất dễ trong việc giám sát, quản lý khoản vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của cả hệ thống BIDV rất chuyên nghiệp nên dễ dàng cho chi nhánh trong việc xếp hạng, phân loại từng nhóm khách hàng để dễ trong việc theo dõi hoạt động của khách hàng, tránh trường hợp xấu nhất. Đội ngũ nhân viên trẻ và năng động, rất nhiệt tình trong việc giao tiếp và hỗ trợ khách hàng. Đồng thời, họ cũng rất có trách nhiệm về những khoản vay, thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp.

Sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh đa dạng có thể cạnh tranh với những ngân hàng lớn như Vietinbank, Vietcombank, Agribank,…

Lãi suất cấp tín dụng của chi nhánh cạnh tranh hơn một số chi nhánh khác trong tỉnh nên thông thường doanh nghiệp thường nghĩ đến chi nhánh khi có nhu cầu vay vốn.Ngoài thực hiện hoạt động tín dụng tài trợ thông thường, chi nhánh còn đa dạng hóa một số sản phẩm như hoán đổi tiền tệ chéo, quyền chọn ngoại tệ, mua/ bán giao ngay ngoại tệ hoặc mua/ bán kỳ hạn ngoại tệ.

Định hướng phát triển của chi nhánh luôn là ngành thế mạnh của tỉnh nhà. Do đó, chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ cơ quan ban ngành của tỉnh Cà Mau.

Điểm yếu:

Hoạt động thanh toán quốc tế chưa chuyên nghiệp, chưa có phòng thanh toán riêng mà chỉ thuộc một bộ phận của phòng giao dịch khách hàng nên khó có thể mở rộng nâng cao nghiệp vụ. Bên cạnh đó, số lượng nhân viên bộ phận thanh toán quốc tế còn quá ít. Chi nhánh chưa có nhiều ưu đãi cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp như giảm phí khi thực hiện trọn gói tại chi nhánh.

Do sự ra đời trễ hơn những ngân hàng lớn như Vietinbank, Vietconbank nên một số doanh nghiệp lớn của tỉnh đã có mối quan hệ với những ngân hàng này nên rất khó cho chi nhánh trong việc mở rộng thị phần.

trong việc xử lý tình huống và giao dịch với khách hàng nhất là đối với những nhân viên chuyển công tác chưa dễ dàng trong việc tiếp cận hồ sơ và thủ tục. Công tác xét duyệt tín dụng vẫn còn mất nhiều thời gian, mang nặng lý thuyết nên thường bỏ lỡ những khách hàng doanh nghiệp lớn cần nguồn hỗ trợ vốn nhanh chóng của chi nhánh.

3.4. Một số giải pháp đề xuất phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau

3.4.1. Nhiệm vụ trọng tâm

•Một là mở rộng các loại dịch vụ của ngân hàng: đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, tăng tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ, cụ thể như sau:

- Phát triển các sản phẩm thanh toán: nâng cao việc sử dụng các thể thức và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, khuyến khích khách hàng sử dụng thường xuyên tài khoản tiền gửi thanh toán, kể cả khách hàng đi vay.

- Phát triển các thể thức tiền gửi tiết kiệm: giới thiệu các sản phẩm tiền gửi mới như áp dụng lãi suất tiết kiệm thay đổi, tiềm gửi tiết kiệm tích lũy, tiền gửi tiết kiệm hưu trí, đưa ra lãi suất biến đổi cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn, áp dụng thể thức tiết kiệm gửi một nơi lĩnh nhiều nơi.

- Phát triển các sản phẩm dịch vụ và hệ thống cung cấp dịch vụ: mở rộng phương tiện thanh toán ATM kết nối với khách hàng, thử nghiệm các dịch vụ ngân hàng trên mạng, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm....

•Hai là mở rộng mạng lưới ngân hàng để thu hút vốn. Hiện nay các tổ chức tín dụng và Ngân hàng TMCP đang phát triển mạng lưới rộng khắp, vấn đề cạnh tranh vì thế trở nên gay gắt và quyêt liệt. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Cà Mau cần mở thêm các phòng giao dịch tại các địa bàn có điều kiện, tạo điều kiện cho việc phát triển các dịch vụ đồng thời cũng là tạo sự thuận lợi cho việc giao dịch của khách hàng và tiền đề cho việc huy động vốn đạt được nhiều kết quả.

•Ba là chính sách lãi suất. Mặc dù hiện nay lãi suất tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Cà Mau thực hiện theo mức quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam, nhưng cần có chính sách hợp lý và linh hoạt đối với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn dài, từ nguồn huy động này ngân hàng có thể yên tâm đầu tư có lãi vào những lĩnh vực kinh tế lớn của xã hội.

3.4.2. Định hướng phát triển

- Hồ sơ giải quyết nhanh, đạt mục tiêu của Hội sở chính. - Thủ tục, hồ sơ đơn giản, hợp lí, lãi xuất cạnh tranh.

- Tăng cường công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức, hạn chế tiếp nhận vốn điều hòa từ trung ương để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

- Khuyến khích các cá nhân, đơn vị mở tài khoản tiển gửi, đặc biệt là tiền gửi ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, đơn vị xuất nhập khẩu có nguồn ngoại tệ lớn, nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.

- Tích cực tăng trưởng tín dụng, tăng dư nợ mới, khách hàng mới đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Đối với khách hàng có tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh yếu kém gây thiệt hại cho ngân hàng thì kiên quyết, nhanh chóng rút dư nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Bên cạnh đó cũng không ngừng quan tâm, chăm sóc, nâng cao chất lượng đời sống cho các cán bộ để họ yên tâm công tác tốt hơn.

3.4.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngắn hạn củaNgân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau

Số liệu về tình hình hoạt động của đơn vị đi vay chưa có độ tin cậy cao, điều này làm ảnh hưởng đến việc phân tích đánh giá một khoản vay.

Mạng lưới hoạt động của ngân hàng trên địa bàn còn hạn chế.

Trên địa bàn ngoài sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, còn có sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện nên môi trường kinh doanh của Ngân hàng ngày càng gây gắt và thị phần ngày càng bị chia nhỏ.

Do các ngành nghề cũng như lĩnh vực hoạt động của các khách hàng chủ yếu của Ngân hàng phụ thuộc nhiều vào tình hình biến động của thị trường.

Một số khách hàng có ý muốn chiếm dụng vốn của ngân hàng.

3.4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.4.1. Đối với hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.

- Trước áp lực cạnh tranh về huy động vốn ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn, công tác huy động vốn vẫn tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tập trung tối đa mọi nguồn lực đẩy mạnh toàn diện công tác huy động vốn từ các nguồn (Doanh nghiệp, dân cư) đáp ứng mục tiêu điều hành kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh. Đặc biệt là các nguồn tiền gửi không kỳ hạn từ các TCKT như Kho Bạc, Cty Xổ số kiến thiết, Ban quản lý khu công nghiệp, Ban QLDA của tỉnh, thành phố để thu hút nguồn vốn từ các dự án của tỉnh, các nguồn đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn…

- Thường xuyên nắm bắt tình hình biến động lãi suất của các Ngân hàng trên địa bàn để có chính sách kịp thời, phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm giữ vững nền khách hàng cũng như thu hút các khách hàng tiền gửi mới.

- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của nhân viên giao dịch tại các bộ phận trực tiếp với khách hàng để tăng cường thu hút khách hàng gửi tiền.

- Tăng cường quản bá hình ảnh BIDV, giới thiệu các sản phẩm, chương trình huy động vốn và nâng cao chất lượng phục vụ để huy động được nguồn vốn từ các khách hàng cá nhân.

- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ với mục tiêu coi hoạt động dịch vụ là hoạt động quan trọng tạo nguồn thu cho Chi nhánh, cơ cấu lại nguồn thu nhập chủ yếu từ tín dụng chuyển dần sang thu nhập từ dịch vụ.

- Tập trung phát triển các dich vụ có hàm lượng công nghệ cao, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thẻ quốc tế, thanh toán hóa đơn, thanh toán qua thẻ ATM, ví điện tử…

- Tăng cường công tác quản trị điều hành theo định hướng, chỉ đạo của BIDV và của Ngân hàng nhà nước, tập trung chỉ đạo điều hành kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh nhằm hoàn thành tốt kế hoạch Trung Ương giao, chỉ đạo các Phòng, Tổ bám sát kế hoạch đã được ban lãnh đạo duyệt tiến hành giao chỉ tiêu và giám sát kiểm tra việc thực hiện đến từng cán bộ.

3.4.4.2. Đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn

- Xác định phân khúc khách hàng đem lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh, xác định nhóm khách hàng mục tiêu để xây dựng chính sách phù hợp.

- Tiếp cận các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ hoạt động có hiệu quả, có tài sản đảm bảo để cấp tín dụng, nhằm cơ cấu lại doanh mục tín dụng cũng như nền khách hàng tại Chi nhánh.

-Ngân hàng cần xác định thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng để đầu tư tăng trưởng dư nợ tín dụng, ưu tiên đầu tư cho những hộ vay vốn có tỷ lệ vốn tự lực cao, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Tăng cường tỷ trọng tín dụng ngắn hạn.

- Kiểm soát nợ xấu phát sinh, giảm dần tỷ trọng nợ nhóm 2, nợ cơ cấu, lãi treo, kết hợp với chính quyền địa phương để thu hồi nợ ngoại bảng cả chi nhánh.

-Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng cần tìm hiểu thẩm định kỹ nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng và tư cách của người vay. Ưu tiên cho vay đối với các khách hàng có uy tín, tín nhiệm cao vay trả nợ ngân hàng đúng hạn, các khách hàng mới vay vốn lần đầu nhưng làm ăn có hiệu quả, có tư cách tốt và có tài sản thế chấp đảm bảo.

- Trang bị thêm máy móc thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, từng bước thực hiện cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản để đảm bảo sự an toàn và nhanh chóng.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

-

4.1. Kết luận

- Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động sinh lời chủ yếu và quyết định đến hiệu quả kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tín dụng không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng mà còn đóng góp vào quá trình thực thi, bình ổn các chính sách tiền tệ của NHNN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Trong bối cảnh hoạt động đầy cạnh tranh và với áp lực ngày càng cao, từ những đối thủ không chỉ là những ngân hàng trong nước mà cả những ngân hàng nước ngoài có tiềm lực mạnh hơn rất nhiều về tài chính là một vấn đề đặt lên hàng đầu đối với BIDV Cà Mau. Tuy nhiên, trong ba năm qua, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có những bước tăng trưởng ổn định thể hiện qua tình hình huy động vốn, quy mô hoạt động tín dụng, và việc đánh giá các hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

- Trong những năm vừa qua quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Doanh số cho vay của Ngân hàng đã và đang được nâng cao ở các thời hạn, cũng như mỗi lĩnh vực.

- Về các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng: Hiện tại tình hình hoạt động của ngân hàng rất tốt, các chỉ số khả quan, Ngân hàng nên nỗ lực duy trì thành quả này.

4.2.Kiến nghị

4.2.1. Đối với Ngân hàng nhà nước

- Cần quan tâm chú ý đến hoạt động của các NHTM, cải tiến luật NH ngày càng chặt chẽ, ban hành các quy định hướng dẫn một cách rõ ràng, tạo môi trường thông thoáng cho các ngân hàng dễ phát triển.

- Rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu tính đồng bộ không phù hợp với thực tế phát triển của hệ thống ngân hàng.

- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển thị trường vốn tại Việt Nam để mở rộng kênh cung ứng vốn dài hạn, phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, nhằm hạn chế việc cung ứng vốn dài hạn qua kênh cấp tín dụng của các Ngân hàng, tránh rủi ro về việc sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính và năng lực của các hộ gia đình, cá thể kinh doanh để có đủ các điều kiện tiếp cận chính sách cho vay của Ngân hàng.

4.2.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phươn

Chủ trương, chính sách của Nhà nước ta còn thiếu đồng bộ và thường xuyên thay đổi do đó để tạo ra được một môi trường tốt hơn cho hoạt động ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong thời gian tới, Nhà nước cần: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn có thể sử dụng để cho vay trung và dài hạn để các ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn, giảm tình trạng tồn đọng vốn trong các NHTM.

- Đẩy mạnh công tác thông tin cho các nhà đầu tư. - Hoàn thiện cơ chế vận hành chính sách quốc gia.

- Cần phải giữ ổn định tình hình chính trị, kinh tế, tạo môi trường tốt cho các ngân hàng hoạt động, cạnh tranh lành mạnh.

- Hỗ trợ tối đa cho Chi nhánh trong việc xử lý và thu hồi các khoản nợ khó đòi khi chúng xảy ra, rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ để Ngân hàng sớm thu hồi vốn đã cho vay, tiếp tục công việc kinh doanh của mình.

- Có chính sách khuyến khích các ngành kinh tế trong tỉnh phát triển hơn nữa để có thể tiếp cận vốn Ngân hàng.

- Cần đơn giản hóa các thủ tục, các loại giấy tờ công chứng; Giải quyết nhanh các hồ sơ nhằm tạo thuận lợi và đảm bảo về mặt thời gian cho những người có nhu cầu vay vốn.

- Cần phải tích cực hợp tác với Ngân hàng cung cấp thông tin, phân tích khách hàng hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cấp tín dụng đạt hiệu quả cao nhất.

- Hỗ trợ cho Ngân hàng về mặt pháp lý cũng như tiến hành phát mãi tài sản của khách hàng để thu hồi nợ.

4.2.3. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánhCà Mau Cà Mau

Xây dựng lãi suất cho vay hợp lý và kịp thời để hỗ trợ Chi nhánh trong việc thu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng BIDV Cà Mau (Trang 64)