Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng nhà trường và tổ chuyên môn thành một tổ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông nam khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 90)

một tổ chức biết học hỏi, một môi trường học tập, tập thể sư phạm đoàn kết

a. Mục tiêu của biện pháp:

Xây dựng bầu không khí tâm lý thoải mái, một địa chỉ đáng tin cậy, một nhà trường có thương hiệu đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tập thể giáo viên nói chung và của các thành viên nói riêng, nó có thể thúc đẩy tích cực hoạt động nói chung cũng như ảnh hưởng đến những hoạt động cụ thể của từng cá nhân giáo viên và tập thể sư phạm làm cho tập thể trở nên tích cực để qua đó tác động đến hiệu quả hoạt động, đến năng suất lao động của toàn thể tập thể sư phạm.

83

- Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh. Tạo bầu không khí đoàn kết, tích cực, tự giác trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

- Tạo được bầu không khí hăng say học tập, lôi cuốn mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học tập có sự cộng tác với nhau, luôn giữ thái độ bình tĩnh trong mọi tình huống, tôn trọng ý kiến học sinh, biết tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động phối hợp giữa làm việc cá nhân và nhóm tạo không khí thi đua lành mạnh trong lớp học.

c. Cách thực hiện biện pháp: * Các biện pháp đối với BGH:

Người Hiệu trưởng phải chú ý tạo mọi điều kiện thuận lợi và biết xây dựng, duy trì bầu không khí lành mạnh, tin cậy lẫn nhau, hoà thuận gắn bó trong đơn vị mình. Tạo dựng một môi trường sư phạm thông qua việc bố trí một cách khoa học nơi làm việc, tạo cảnh quan nhà trường lịch sự, trang nhã , thẩm mỹ; bố trí các bảng chỉ dẫn, bảng thông tin, thông báo ở những vị trí thuận tiện, dễ dàng cho CB, GV, HS và PHHS khi cần tìm hiểu.

Quan tâm xây dựng được một hệ giá trị chung trong đơn vị ( ví dụ : Quan tâm chất lượng dạy – học với tư cách như một giá trị hàng đầu của nhà trường;tinh thần trách nhiệm; sự quan tâm, chia sẻ, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau…) và làm cho mọi thành viên trong cơ quan hiểu rõ, cùng mong muốn thực hiện theo những giá trị cốt lõi đó. Ngay từ đầu năm đã hình thành cho tập thể nền nếp chuyên môn, đẩy mạnh kỷ cương, xây dựng chế độ, tác phong làm việc khoa học. Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng hình ảnh của Nhà trường.

Quan tâm đến việc động viên tính tích cực lao động của các thành viên thông qua những biện pháp động viên về tinh thần, vật chất, khen thưởng, tinh thần thi đua lành mạnh… Tổ chức các điều kiện làm việc tốt cho giáo viên. Tôn trọng ý kiến của giáo viên. Thưởng phạt công minh, rõ ràng kịp thời.

84

Bố trí lịch, tổ chức sinh họat, hội họp sao cho hợp lý, tiết kiệm thời gian mà có hiệu quả cao. Chỉ đạo sát sao các hoạt động trong nhà trường như: hoạt động dạy – học, hoạt động Đoàn, hoạt động của các đoàn thể, hoạt động bồi dưỡng, phát triển đội ngũ…

Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường. Tham mưu với lãnh đạo địa phương và UBND huyện tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường như xây dựng bếp ăn tập thể cho cán bộ, giáo viên, học sinh ở xa… Khen thưởng, tôn vinh các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đã đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục.

Kết hợp cùng công đoàn nhà trường phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương sáng về đậo đức và tự học”.

Thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc giám sát và đánh giá giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.

* Các biện pháp của TTCM

- Luôn là người gương mẫu, đi trước trong việc tạo ra một bầu không khí dân chủ, quan hệ tốt đẹp trong tập thể sư phạm. Xây dựng tốt mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong tổ chuyên môn, giữa các tổ chuyên môn với nhau.

- Hướng dẫn các GV trong tổ luôn đặt người học ở vị trí trung tâm của hoạt động giáo dục, hướng hoạt động giáo dục vào người học, phát triển mọi tiềm năng ở họ; quan hệ bình đẳng thân ái với người học. Gần gũi, trò chuyện với học trò được nhiều để chia sẻ, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em.

- Động viên, khích lệ giáo viên mạnh dạn, chủ động đổi mới hoạt động giáo dục, tích cực ứng dụng thành tựu khoa học vào giáo dục. Tăng cường thăm lớp dự giờ học tập kinh nghiệp lẫn nhau.

85

- Tổ chức các buổi sinh hoạt tổ, nhóm có hiệu quả, thay đổi hình thức và nội dung sinh hoạt.

- Chấm dứt các biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng đến văn hoá nhà trường như: sự buộc tội, đổ lỗi cho nhau, đánh mất quyền tự do dân chủ cá nhân, nguyên tắc một cách máy móc, thiếu sự hợp tác, thiếu tính chia sẻ.

- Triển khai và yêu cầu mỗi giáo viên trong tổ đều có bản mô tả công việc, làm rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của bản thân; nêu đựơc những công việc mình làm được trong tháng hay cả năm.

- Cùng với GV trong tổ rèn kĩ năng văn hóa ứng xử trong nhà trường, rèn kĩ năng tự điều chỉnh phản ứng bản thân, rèn kĩ năng giao tiếp.. Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.

- Luôn gương mẫu, chia sẻ, góp ý về trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học. Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Luôn rèn luyện phẩm chất chính trị, phong cách làm việc chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp; Xây dựng lối sống, tác phong sư phạm mẫu mực; giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- BGH, TTCM làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, tạo được sự đồng thuận trong nhà trường và tổ chuyên môn; mọi người cần phải nhận thức được đây là việc làm cần thiết để tạo nên môi trường GD tự giác, nghiêm minh và thân thiện.

- Công tác kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành khoa học với các hình thức thích hợp, đảm bảo khách quan, công bằng trong đánh giá, tạo không khí phấn khởi trong GV, HS.

86

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông nam khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 90)