0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Biện pháp 2: Tăng cường quản lý việc đổi mới các PPDH và sử dụng các

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 85 -85 )

các phương tiện dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS đối với GV trong các tổ chuyên môn

78

a. Mục tiêu của biện pháp:

Hướng tới người học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong từng môn học.

Đổi mới cách dạy giúp cho người học tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; nâng cao chất lượng học tập của HS. Giúp HS tự khám phá những điều chưa biết

Rèn luyện cho HS những tri thức, những phương pháp để tự đọc SGK, tham khảo các tài liệu, biết cách suy luận tìm tòi, phát hiện những kiến thức mới...Tăng cường phối hợp các hoạt động hợp tác...

Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng về kiến thức, tự nghiên cứu, ứng dụng các đồ dùng và phương tiện dạy học, khai thác khả năng tiềm ẩn và năng lực sư phạm của GV vào giảng dạy.

b. Nội dung:

- Thực hiện đổi mới, vận dụng các phương pháp giảng dạy của GV theo hướng tiếp cận năng lực HS

+ Lựa chọn, phối hợp và vận dụng sáng tạo các PPDH phù hợp với mục tiêu, nội dung bài dạy, đặc điểm, trình độ, kỹ năng và thói quen học tập của HS, của lớp học, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật hiện có của nhà trường, kinh nghiệm đã có của GV.

+ Ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm hỗ trợ cho GV và HS tìm kiếm, xử lý thông tin; tiến hành các thí nghiệm, bài tập thực hành để tăng chất lượng và hiệu quả học tập.

- Vận dụng sáng tạo các hình thức tổ chức DH, thực hiện tốt các hình thức DH như thực hành, thí nghiệm . Sử dụng một cách thành thạo, sáng tạo các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với sử dụng máy tính, mạng Internet và các phương tiện hiện đại khác. Biết cải tiến phương tiện dạy học và sáng tạo những phương tiện dạy học mới.

79

* Biện pháp của BGH:

- Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về việc vận dụng, đổi mới các phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học nhằm đáp ứng được năng lực học HS

- Tổ chức các buổi tập huấn nâng cao nhận thức của giáo viên về kiến thức, kỹ năng đổi mới, vận dụng các phương pháp dạy học tiếp cận năng lực HS, kĩ năng sử dụng thiết bị DH. Bồi dưỡng năng lực soạn bài theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo tiếp cận năng lực HS....

- Chỉ đạo mỗi tổ chuyên môn có một báo cáo chuyên đề điển hình hoặc một bài dạy mẫu về việc vận dụng, đổi mới PPDH tiếp cận năng lực HS của GV và đổi mới phương pháp học tập của học sinh.

- Tổ chức cuộc thi dạy hoc “tích hợp”, “dạy liên môn” “tự làm đồ dùng”, thi “sử dụng đồ dùng, thí nghiệm giỏi” cấp trường.

- Chỉ đạo các TCM họp thảo luận xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực gắn với đặc trưng các bộ môn, gắn nội dung thực hiện đổi mới PPDH vào việc dự giờ, thanh tra, kiểm tra GV đặc biệt là trong các tiết hội giảng để từ đó có các biện pháp điều chỉnh hành vi, PPDH của từng GV trong tổ chuyên môn.

-Chỉ đạo tổ trưởng CM quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên: Dự giờ, tổ chức thao giảng, thi giáo viên giỏi, đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, phân công giáo viên có kinh nghiệm giúp đỡ những giáo viên mới và giáo viên còn hạn chế, bồi dưỡng giáo viên về mục tiêu, nội dung chương trình dạy học và về đổi mới phương pháp giảng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực..

-Chỉ đạo các TCM, GV cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, vận dụng dạy học theo tình huống, vận dụng dạy học theo định hướng hành động, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học, sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo, chú

80

trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn, bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS.

* Đối với Tổ trưởng chuyên môn

- TTCM tổ chức sinh hoạt chuyên môn bàn về vận dụng, đổi mới

PPDH, sử dụng thiết bị dạy học, sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

- TTCM phân công cụ thể giáo viên viết chuyên đề hoặc dạy mẫu cấp

tổ để cả tổ dự và rút kinh nghiệm sau đó mới dự thi cấp trường.

- TTCM yêu cầu giáo viên trong tổ hướng dẫn học sinh kỹ năng,

phương pháp tự học, khả năng tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và vận dụng vào thực tế cho học sinh

- TTCM chỉ đạo GV tham khảo ý kiến phản hồi của HS về PPDH của

GV

- Tổ chức hội giảng, sinh hoạt cụm chuyên môn hiệu quả, không hình

thức, gắn liền với thực tiễn giảng dạy

- TTCM tổ chức các cuộc thi “tự làm đồ dùng”, thi “sử dụng đồ dùng,

thí nghiệm giỏi” , thi dạy học “tích hợp”, “dạy liên môn” qua các bài giảng, chuyên đề cấp tổ. TCM tổ chức các buổi đánh giá, rút kinh nghiệm qua các cuộc thi, các bài dạy mẫu và lấy ý kiến đóng góp của BGH, các GV trong các tổ khác.

- TCM lập kế hoạch sử dụng đồ dùng, thiết bị theo từng nhóm, chương, bài học. Chỉ đạo nhóm chuyên môn họp nhóm theo quy định có sự thống nhất trong mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học từng bài. Đặc biệt chú trọng tới việc sử dụng các kĩ thuật DH hiện đại, áp dụng các phương pháp DH nhằm phát huy tính sáng tạo chủ động của HS.

- Kiểm tra giáo án của GV khi soạn bài yêu cầu giáo viên cần quan tâm giải quyết các vấn đề như: nội dung, kiến thức cơ bản, vấn đề trọng tâm của bài. Phương pháp giảng dạy có phù hợp với nội dung, đặc trưng phương pháp bộ môn thể hiện ở những việc gì GV làm, HS làm. Phương pháp, nội dung,

81

hình thức lên lớp có sát với đối tượng HS sự chuẩn bị các thiết bị dạy học của GV.

- TTCM hướng dẫn GV cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, giải thích, trình bày, đặt các câu hỏi và xử lý trả lời trong đàm thoại, làm mẫu trong luyện tập ...cần kết hợp sử dụng các PPDH mới như kĩ thuật khăn trải bàn bàn tay nặn bột, dạy học theo góc, hoạt động nhóm...

- TTCM hướng dẫn GV kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học: dạy

học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi, dạy học cá thể... là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau.

-TTCM hướng dẫn GV vận dụng dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu

vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề...Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn.

-TTCM hướng dẫn GV vận dụng dạy học theo tình huống: là quá trình dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn trong cuộc sống và nghề nghiệp.

VD. Dạy bài Cách mạng khoa học kĩ thuật trong môn Lịch sử, GV có thể đưa ra tình huống là HS thì phải làm gì để đưa trình độ khoa học kĩ thuật của VN phát triển kịp với các nước trên thế giới.

-TTCM hướng dẫn GV vận dụng dạy học theo định hướng hành động là

quan điểm dạy học làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ, kết hợp lý thuyết với thực hành

VD: Môn sinh học: GV yêu cầu HS về tiến hành thí nghiệm: sự hình thành và phát triển của cây Đậu tương. HS sẽ phải tiến hành thí nghiệm hạt đậu trong đất và theo dõi quá trình mọc, phát triển....

-TTCM hướng dẫn GV tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công

nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học nhàm tăng cường tính trực quan, thực hành trong dạy học VD: sử dụng mạng điện tử, Webquest...

82

-TTCM hướng dẫn GV sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích

cực và sáng tạo : sử dụng các kĩ thuật “tia chớp”, “động não”, “bể cá”, bản đồ tư duy....

-TTCM hướng dẫn GV chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ

môn.Ví dụ: Ở các môn khoa học tự nhiên có đặc thù là sử dụng các thí nghiệm. - TTCM hướng dẫn GV: Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS. Ví dụ như: phương pháp thu thập, xử lý thông tin, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm...

d. Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần dành khoản kinh phí nhất định phục vụ các hoạt động đổi mới, vận dụng các PPDH, sử dụng các phương tiện dạy học của các tổ, nhóm bộ môn để từng bước nâng cao chất lượng GD trong nhà trường, tạo niềm vui cho HS tham gia các hoạt động học tập.

Mỗi GV cần xác định rõ ý thức, trách nhiệm, lương tâm và phải thực sự tâm huyết với công tác giảng dạy. Đầu tư thời gian tự học, tự nghiên cứu để nâng cao tay nghề, phương pháp giảng dạy để các giờ dạy ngày càng hấp dẫn HS, làm cho HS ngày càng yêu thích môn học của mình.


Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 85 -85 )

×