0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Thực trạng về công tác tổ chức hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 61 -61 )

kì theo từng kì, năm học nhằm thuận lợi cho việc theo dõi tiến độ cho điểm của GV. Có kế hoạch bồi dưỡng GV thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên đề ở trường hoặc sở GD&ĐT .

Bên cạnh đó, các hoạt động 1, 5, 6, 7, 8, còn thực hiện chưa tốt vì điểm trung bình đạt dưới 3 điểm. Điều đó có thể thấy BGH nhà trường có nhắc nhở, triển khai các công văn về đổi mới: dạy tích hợp, liên môn, đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học của GV và HS, xây dựng một môi trường học tập, một tổ chức biết học học, một tập thể sư phạm đoàn kết, đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh...nhưng kết quả thực hiện chưa cao từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.3.2. Thực trạng về công tác tổ chức hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn chuyên môn

* Tổ chức các hoạt động chuyên môn

Bảng 2.14: Ý kiến của GV, CBQL nhà trường về công tác tổ chức các hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn

T

T Nội dung đánh giá

Mức đánh giá (%)(n= 68) Điểm TB 5 Rất tốt 4 Tốt 3 Khá tốt 2 Chưa tốt 1 Rất không tốt 1

Chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên

môn cho GV bộ môn

17,65 23,53 32,35 23,53 2,94 3,29

2

Tổ chức các buổi đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa

54 3 Tổ chức thao giảng và sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học 38,24 22,06 20,59 8,82 10,29 3,69 4 TCM tổ chức các tiết dạy mẫu về phát triển năng

lực học sinh 10,29 23,53 27,94 17,65 20,59 2,85

5

TCM tổ chức thi “GV sử dụng đồ dùng giỏi”, thi “

Viết sáng kiến kinh

nghiệm”, thi “những ý tưởng sáng tạo” cho GV và HS

14,71 17,65 29,41 26,47 11,76 2,97

Qua khảo sát, các hoạt động 1, 3 được đánh giá ở mức khá tốt các nội dung này đều đạt điểm trung bình là trên 3 điểm. Điều này cho thấy CBQL và giáo viên trong trường đều quan tâm đến hoạt động chuyên môn. Bên cạnh đó nhà trường tạo điều kiện cho GV bồi dưỡng chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. BGH đã tổ chức khá tốt các đợt thao giảng và sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học trong quá trình thao giảng

Hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học ở các tổ chuyên môn được đánh giá thấp nhất vì có tới 54, 41% CBQL và GV đánh giá ở mức chưa tốt và rất không tốt.

Thực trạng cho thấy trong những năm học vừa qua các tổ chuyên môn đã duy trì đều đặn (Theo điều lệ Trường Trung học, tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần) song nặng về hình thức.

Các hoạt động 4,5, được đánh giá ở mức trung bình khá vì điểm trung bình dưới 3, điều này cho thấy các TCM đã thực hiện chỉ đạo của cấp trên và quan tâm đến việc TCM tổ chức các tiết dạy mẫu về phát triển năng lực học

55

sinh, TCM tổ chức thi “GV sử dụng đồ dùng giỏi”, thi “ Viết sáng kiến kinh nghiệm”, thi “những ý tưởng sáng tạo” cho GV và HS nhưng kết quả chưa cao mới chỉ có một vài cá nhân điển hình, một số GV cốt cán thực hiện tốt còn các GV trẻ ngại chia sẻ và cho rằng chưa có nhiều kinh nghiệm và có làm thì chỉ mang tính chất hình thức.

* Tổ chức, xây dựng một môi trường học tập, một tổ chức biết học hỏi, một tập thể sư phạm đoàn kết

Bảng 2.15: Ý kiến của GV, CBQL nhà trường về công tác tổ chức xây dựng một môi trường học tập, một tổ chức biết học hỏi, một tập thể sư phạm đoàn

kết

T T

Nội dung đánh giá

Mức đánh giá (%)(n= 68) Điểm TB 5 Rất tốt 4 Tốt 3 Khá tốt 2 Chưa tốt 1 Rất không tốt 1

BGH quán triệt công văn thực hiện phong trào “Học tập suốt đời” tới các GV, HS 10,29 23,53 27,94 17,65 20,59 2,85 2 BGH minh bạch, công khai các hoạt động 38,24 22,06 20,59 8,82 10,29 3,69 3 BGH có khuyến khích GV đổi mới cách nghĩ, cách làm, khuyến khích hành vi mới, cách làm mới tích cực. 10,29 13,24 22,06 26,47 27,94 2,5

56

truyền, vận động, lôi cuốn mọi người vào phong trào học tập, nghiên cứu

30,88 32,35 23,53 8,82 4,41 3,76

5

TTCM có hướng dẫn các giáo viên cách huy động HS vào các phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học

14,71 17,65 29,41 26,47 11,76 2,97

Nhìn vào bảng thực trạng trên các nội dung 2, 4 BGH nhà trường đã chỉ đạo khá tốt vì điểm trung bình đều đạt trên 3 điểm, cụ thể là: minh bạch, công khai các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, các nội dung 1, 3, 5 chưa đạt được điểm trung bình và chỉ đạt dưới 3 điểm. Điều đó chứng tỏ BGH quán triệt phong trào “Học tập suốt đời” tới các GV, HS còn chưa tốt rồi khuyến khích GV đổi mới cách nghĩ, cách làm, khuyến khích hành vi mới, cách làm mới tích cực còn chưa thấy thực hiện, có thể là mạnh ai người ấy làm từ đó sẽ không phát huy được khả năng tiềm ẩn của các giáo viên và phát huy được sức sáng tạo của HS.

2.3.3. Thực trạng về công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn của các TCM * Chỉ đạo đảm bảo kiến thức môn học, bảo đảm chương trình môn học của giáo viên trong các tổ chuyên môn.

Bảng 2.16: Ý kiến của GV, CBQL nhà trường về công tác chỉ đạo đảm bảo kiến thức môn học, bảo đảm chương trình môn học của giáo viên trong các

TCM

T

T Nội dung đánh giá

Mức đánh giá (%)(n= 68) Điểm TB 5 Rất tốt 4 Tốt 3 Khá tốt 2 Chưa tốt 1 Rất không

57

tốt

1

BGH phổ biến, quán triệt các văn bản yêu cầu các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên nắm vững và thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình và yêu cầu dạy phải đảm bảo kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

41,18 32,35 17,65 8,82 0 4,1

2

TCM đề ra những quy định cụ thể việc thống nhất mục tiêu của chương, bài trong từng nhóm chuyên môn và đảm bảo kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng trước khi GV soạn bài

25,00 29,41 16,18 17,65 11,76 3,38

3

TCM chỉ đạo nhóm

chuyên môn rà soát

chương trình, kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục theo định kỳ

25,00 23,53 17,65 19,12 14,71 3,25

Qua bảng 2.16. cho thấy về thực trạng Ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn đã thực hiện khá tốt các nội dung chỉ đạo, quản lý và tổ chức

thực hiện như nội dung: 1, 2, 3. Trong đó nội dung 01: BGH phổ biến, quán triệt yêu cầu các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên nắm vững và thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình và yêu cầu dạy phải đảm bảo kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng đạt điểm trung bình là 4,1. Điều đó cho thấy BGH

58

quán triệt tới các tổ chuyên môn những văn bản yêu cầu về đảm bảo chương trình và đảm bảo kiến thức môn học là rất tốt.

Các tổ chuyên môn đề ra những quy định cụ thể việc thống nhất mục tiêu của chương, bài trong từng nhóm chuyên môn và đảm bảo kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng trước khi giáo viên soạn bài . TCM chỉ đạo nhóm chuyên môn rà soát chương trình, kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục theo định kỳ các giáo viên đã thực hiện và có sự giám sát, theo dõi, đôn đốc của các cấp quản lý để đảm bảo chương trình, đảm bảo kiến thức môn học một cách đầy đủ, chính xác nên các nội dung 2, 3 đều đạt điểm trung bình từ 3,0 trở lên .

* Chỉ đạo việc vận dụng các phương pháp dạy học và sử dụng các phương tiện dạy học đối với giáo viên trong các tổ chuyên môn.

Bảng 2.17: Ý kiến của GV, CBQL nhà trường về công tác chỉ đạo việc vận dụng các phương pháp dạy học và sử dụng các phương tiện dạy học.

T T

Nội dung đánh giá

Mức đánh giá (%)(n= 68) Điểm TB 5 Rất tốt 4 Tốt 3 Khá tốt 2 Chưa tốt 1 Rất không tốt 1

Ban giám hiệu quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tổ chức các buổi tập huấn nâng về việc vận dụng, đổi mới các phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học

41,18 32,35 17,65 8,82 0 4,1

2 BGH chỉ đạo mỗi tổ

59

cáo chuyên đề điển hình hoặc một bài dạy mẫu về việc vận dụng, đổi mới PPDH của GV và đổi mới phương pháp học tập của học sinh

3

BGH tổ chức cuộc thi dạy hoc “ dạy tích hợp”, “dạy liên môn” thi “sử dụng đồ dùng, thí nghiệm giỏi” thúc đẩy đổi mới PPDH cấp trường 13,24 20,59 25,00 27,94 13,24 2,92 4 TTCM tổ chức sinh hoạt chuyên môn bàn về vận dụng, đổi mới PPDH, sử dụng thiết bị dạy học, sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

10,29 16,18 26,47 25,00 22,06 2,67

5

TTCM yêu cầu giáo viên trong tổ hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp tự học, khả năng tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và vận dụng vào thực tế cho học sinh 23,53 27,94 25,00 20,59 2,94 3,48 6 TTCM, GV tham khảo ý kiến phản hồi của HS về

60

Từ bảng kết quả trên cho thấy Ban giám hiệu nhà trường đã quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tổ chức các buổi tập huấn về việc vận dụng, đổi mới các phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học cho các tổ chuyên môn và giáo viên trong nhà trường là rất tốt điều đó được thể hiện ở điểm trung bình đạt 4,1 điểm. Như vậy, có thể nói là sự chỉ đạo các văn bản về đổi mới, vận dụng các PPDH và sử dụng các phương tiện dạy học là rất tốt phù hợp với xu thế và quan điểm chỉ đạo của Bộ.

Các tổ chuyên môn đã yêu cầu giáo viên trong tổ hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp tự học, khả năng tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và vận dụng vào thực tế cho học sinh được đánh giá ở mức khá tốt vì các công tác này được điểm là trên 3 điểm. Song việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại trong giảng dạy còn hạn chế vì thiết bị không đảm bảo chất lượng nên khi vận hành hay bị trục trặc, chuẩn bị mất nhiều thời gian dấn đến GV ngại sử dụng TBDH.

Việc tổ chức các giờ dạy mẫu, tổ chức các chuyên đề thảo luận về đổi mới PPDH, tổ chức cuộc thi dạy học “ dạy tích hợp”, “dạy liên môn” thi “sử dụng đồ dùng, thí nghiệm giỏi” sử dụng thiết bị dạy học, sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học của TCM cũng còn chưa tốt. Đặc biệt, công tác tham khảo ý kiến phản hồi của HS về PPDH là những khâu yếu nhất và được thể hiện với điểm trung bình dưới 3 điểm.

* Chỉ đạo công tác quản lý hồ sơ dạy học của GV và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đối với giáo viên trong các tổ chuyên môn.

61

Bảng 2.18: Ý kiến của GV, CBQL nhà trường về chỉ đạo công tác quản lý hồ sơ dạy học của GV và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đối với giáo

viên trong các tổ chuyên môn.

T

T Nội dung đánh giá

Mức đánh giá (%)(n= 68) Điểm TB 5 Rất tốt 4 Tốt 3 Khá tốt 2 Chưa tốt 1 Rất không tốt 1 BGH quy định cụ thể về hồ sơ cá nhân: số lượng, hình thức… 17,65 23,53 32,35 23,53 2,94 3,29 2 BGH chỉ đạo TTCM phổ biến cho giáo viên các văn bản quy định về chế độ, kiểm tra, cho điểm, xếp loại học sinh

30,88 32,35 23,53 8,82 4,41 3,76

3

Chỉ đạo giáo viên cho điểm kết hợp giữa đánh giá bài làm với sự theo dõi tiến bộ của học sinh trong cả một quá trình.

10,29 13,24 22,06 26,47 27,94 2,5

4

Quản lý việc KTĐG theo đúng tiến độ qua theo dõi trong sổ điểm cá nhân, sổ điểm chính, sổ điện tử 13,24 29,41 17,65 19,12 20,59 2,95 5 Chỉ đạo GVhướng dẫn học sinh biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập cho bạn

62

Từ kết quả đánh giá công tác quản lý hồ sơ chuyên môn GV của TCM ta thấy BGH nhà trường đã chỉ đạo các văn bản quy định về hồ sơ chuyên môn ngay từ đầu năm học là rất tốt. Đó là những căn cứ pháp lý để TCM thực hiện.

Đặc biệt BGH chỉ đạo TTCM phổ biến cho giáo viên các văn bản quy định về chế độ, kiểm tra, cho điểm, xếp loại học sinh là tốt khá đạt điểm trung bình cao nhất là 3,76. Hoạt động chỉ đạo GV cho điểm kết hợp giữa đánh giá bài làm của HS với sự tiến bộ của HS được đánh giá thấp nhất với 2,5 điểm. Chứng tỏ còn nhiều GV chỉ chấm điểm đơn thuần dựa trên kết quả bài làm mà chưa có theo dõi sự chuyên cần, động cơ, thái độ của HS.

Ngoài ra, chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập cho bạn còn thấp dẫn đến HS nghĩ là chỉ có GV mới là người kiểm tra đánh giá HS.

* Chỉ đạo hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng

Hoạt động dự giờ thăm lớp được coi là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động tổ chuyên môn. Tổng hợp từ các sổ dự giờ của cán bộ, GV cho thấy ngoài số tiết dạy theo quy định thì GV phải thao giảng tối thiểu 2 tiết/năm học.

Ngay từ đầu năm học các tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch tổ chức các đợt thao giảng trong năm. Giáo viên trong tổ phải có phương án xây dựng trong kế hoạch giảng dạy của mình, bố trí, sắp xếp để dự được 100% các giờ thao giảng của đồng nghiệp trong tổ.

Khi dự giờ thăm lớp còn nặng về quan sát các hoạt động dạy học của giáo viên: tư thế, tác phong, trình bày bảng, phân bố thời gian, những chỗ thiếu sót của giáo viên sau đó “xoi mói” giờ dạy vì giáo viên này cho là thế này là được, giáo viên khác cho là chưa được, thậm chí “cãi nhau” về đánh giá giờ dạy. Các tiết dạy kiểu dựa trên nghiên cứu bài học là chưa có.

* Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề của GV và nghiên cứu khoa học kĩ thuật của HS.

63

Để có những sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề có giá trị, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn cho các giáo viên trong tổ đăng kí tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tên chuyên đề thực hiện theo từng chủ đề và được thực hiện theo từng tháng. Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu và thực nghiệm ít nhất trong 1 năm học.

Trên thực tế, nhà trường đã thành lập hội đồng khoa học chấm các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm và xếp loại cấp trường. Sở Giáo dục và đào tạo thành lập Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm của ngành và chọn ra những sáng kiến kinh nghiệm để triển khai thực hiện. Một số sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường đạt loại A, B, C cấp Sở.

Tuy nhiên, khi thực hiện nội dung hoạt động sinh hoạt chuyên đề về nghiên cứu khoa học của GV, viết sáng kiến kinh nghiệm mới chỉ đạt được ở một vài cá nhân, những GV lâu năm. Còn các GV khác có đăng ký các đề tài, sáng kiến nhưng khi thực hiện còn hình thức, chiếu lệ cho đủ thủ tục

Về công tác hướng dẫn HS thực tập nghiên cứu khoa học, mặc dù đã có những yêu cầu triển khai của cấp trên nhưng nhà trường chưa có nhóm bộ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 61 -61 )

×