Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông nam khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 104)

Để khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Nam Khoái Châu, tác giả xin ý kiến của 68 cán bộ quản lý, tổ trưởng, tổ phó và GV, kết quả khảo nghiệm đánh giá theo 5 mức độ:

- Tính cần thiết: Không cần thiết: 1 điểm; ít cần thiết: 2 điểm; tương đối cần thiết: 3 điểm; cần thiết: 4 điểm; rất cần thiết: 5 điểm. Giá trị trung

bình là X

- Tính khả thi: Không khả thi: 1 điểm, ít khả thi: 2 điểm, tương đối khả thi: 3 điểm, khả thi: 4 điểm, rất khả thi: 5 điểm. Giá trị trung bình là Y

- Cách tính điểm trung bình, thứ bậc tương tự như ở chương 2.

Chúng tôi đã xin ý kiến về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp, kết quả thể hiện ở bảng 3.1, 3.2 như sau:

97

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp

ST T Tên các biện pháp Mức đánh giá (%) (n = 68) Điểm TB 5 Rất cần thiết 4 Cần thiết 3 Tương đối cần thiết 2 Ít cần thiết 1 Không cần thiết

1 Biện pháp đổi mới công tác quản lý lập kế hoạch

hoạt động của TCM 52,94 29,41 17,64 0 0 4.35

2 Tăng cường quản lý việc đổi mới các PPDH và sử dụng các phương tiện dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS đối với GV trong các TCM 55,88 29,41 14,71 0 0 4,41 3 Chỉ đạo xây dựng nhà trường và TCM thành một tổ chức biết học hỏi, một môi trường học tập, tập thể sư phạm đoàn kết. 44,12 29,41 23,53 2,94 0 4.0

4 Tăng cường quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng tiếp cận năng lực

đối với GV trong

cácTCM.

44,12 29,41 23,53 2,94 0 4.0

98

mới sinh hoạt CM trong các tổ, nhóm chuyên môn theo hướng dựa trên nghiên cứu bài học

52,94 29,41 17,64 0 0 4.35

6 Tăng cường quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của GV và nghiên cứu khoa học kĩ thuật của HS để nâng cao chất lượng chuyên môn.

41,18 30,88 27,94 0 0 4.0

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp

ST T

Tên các biện pháp Mức đánh giá (%) (n = 68)

Điểm TB 5 Rất khả thi 4 Khả thi 3 Tương đối khả thi 2 Ít khả thi 1 Không khả thi

1 Biện pháp đổi mới công

tác quản lý lập kế hoạch

hoạt động của TCM 41,18 30,88 27,94 0 0 4.0

2 Tăng cường quản lý

việc đổi mới các PPDH và sử dụng các phương tiện dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS đối với GV trong các TCM

44,12 29,41 23,53 2,94 0 4.0

99

trường và TCM thành một tổ chức biết học hỏi, một môi trường học tập, tập thể sư phạm đoàn kết.

41,18

30,88

27,94 0 0 4.0

4 Tăng cường quản lý

việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng tiếp cận năng lực đối với GV trong các TCM.

52,94 29,41 17,64 0 0 4.35

5 Tăng cường quản lý đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong các tổ, nhóm chuyên môn theo hướng dựa trên nghiên cứu bài học

41,18 32,35 17,65 8,82 0 4,1

6 Tăng cường quản lý

hoạt động nghiên cứu khoa học của GV và nghiên cứu khoa học kĩ thuật của HS để nâng cao chất lượng chuyên môn.

23,53 27,94 29,41 17,65 1,47 3,54

Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, các biện pháp nêu trên đều có thể áp dụng đưa vào quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THPT Nam Khoái Châu trong giai đoạn hiện nay.

100

* Về mức độ cần thiết:

Các giải pháp đều được đánh giá là cần thiết cho việc quản lý các hoạt động của các tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT Nam Khoái Châu với mức độ “rất cần” chiếm tỉ lệ cao đều đạt điểm trung bình là trên 4 điểm

* Về mức độ tính khả thi:

Nhìn chung các giải pháp đều được đánh giá là có tính khả thi rất cao vì từ biện pháp 01 đến biện pháp 05 đều đạt điểm trung bình trên 4 điểm. Tuy nhiên chỉ có biện pháp 6: Tăng cường quản lý hoạt động nghiên cứu KH của GV và nghiên cứu khoa học kĩ thuật của HS để nâng cao chất lượng chuyên môn là được đánh giá ở mức trên 3 điểm. Theo như tác giả thấy ở biện pháp này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng của các GV để nghiên cứu khoa học, không phải GV nào cũng thực hiện được. Hơn nữa nghiên cứu khoa học của HS cũng còn tùy thuộc vào các ý tưởng có tình thực tiễn và vận dụng cao không, kinh phí, thời gian để thực hiện.

101

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cũng như việc tuân theo các nguyên tắc chung, tác giả đề xuất 06 biện pháp để chỉ đạo, quản lý hoạt động tổ chuyên môn của người Hiệu trưởng, TTCM nhằm đáp ứng được năng lực dạy hoạc cho GV trong giai đoạn đổi mới hiện nay đó là:

Đổi mới công tác quản lý lập kế hoạch hoạt động của Tổ chuyên môn. Tăng cường quản lý việc đổi mới các PPDH và sử dụng các phương tiện dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS đối với GV trong các tổ chuyên môn.

Chỉ đạo xây dựng nhà trường và tổ chuyên môn thành một tổ chức biết học hỏi, một môi trường học tập, tập thể sư phạm đoàn kết.

Tăng cường quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng tiếp cận năng lực đối với GV trong các tổ chuyên môn

Tăng cường quản lý đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong các tổ, nhóm chuyên môn theo hướng dựa trên nghiên cứu bài học.

Tăng cường quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của GV và nghiên cứu khoa học kĩ thuật của HS để nâng cao chất lượng chuyên môn.

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trên tác giả đã xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến 68 người, gồm có: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên của trường THPT Nam Khoái Châu. Kết quả khảo nghiệm bước đầu cho phép khẳng định các biện pháp chỉ đạo, quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng, TTCM trường THPT Nam Khoái Châu mà luận văn này đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao, phù hợp điều kiện môi trường GD tại trường THPT Nam Khoái Châu.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, biện pháp này là cơ sở, tiền đề của biện pháp kia. Để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn ở trường THPT Nam Khoái Châu đòi hỏi các biện pháp phải được nghiên cứu, thực hiện trong mối quan hệ tổng thể, trên cơ sở vận dụng khai thác thế mạnh riêng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

102

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông nam khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)