Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Khoái Châu và tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông nam khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 45)

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NAM KHOÁI CHÂU TỈNH HƯNG YÊN

2.1. Một số yếu tố kinh tế, xã hội của huyện Khoái Châu và tỉnh Hưng Yên ảnh hưởng đến phát triển GD THPT Yên ảnh hưởng đến phát triển GD THPT

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Khoái Châu và tỉnh Hưng Yên Yên

Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng Sồng Hồng, có vị trí địa lý thuận lợi. Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm. Hưng Yên chịu tác động lớn của quá trình phát triển kinh tế xã hội, là nơi có nhiều các Công ty trong và ngoài nước đóng trên địa bàn nên thu nhập của người dân ngày càng cao hơn, đời sống bớt khó khăn.

Khoái Châu, là một huyện lớn nhất của tỉnh Hưng Yên nhưng người dân ở đây vẫn sống chủ yếu bằng nền kinh tế nông nghiệp (70% dân cư sống bằng nghề nông) ngoài ra một số làm du lịch dịch vụ. Công nghiệp cũng đang được huyện nhà chú trọng như ngành dệt may, chế biến thức ăn chăn nuôi... đang được đầu tư phát triển.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, từng bước khai thác và phát huy được lợi thế của địa phương. Trong đó thương mại, dịch vụ phát triển tương đối nhanh và sâu rộng. Trên cơ sở những chính sách thông thoáng, cởi mở của tỉnh, các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng. Tài nguyên tự nhiên nổi trội là lượng khí than nâu với trữ lượng lớn hiện đã và đang được đẩy mạnh nghiên cứu thăm dò, khai thác. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định với giá trị sản xuất tăng lên hàng năm.

Sản xuất nông, thuỷ sản cũng có nhiều tiến bộ, nhất là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh các loại cây trồng có năng suất, hiệu quả cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất

38

hàng hoá. Khoái Châu đã và đang nổi tiếng với người dân cả nước với những nông sản có giá trị như: Gà Đông Cảo, nhãn Khoái Châu, cam, chuối…

2.1.2. Sự quan tâm của các cấp, các ngành cho giáo dục * Thời cơ

- Cấp tỉnh: Bên cạnh quá trình phát triển kinh tế, các cấp chính quyền

trong tỉnh cũng rất quan tâm đến việc phát triển các lĩnh vực văn hoá xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, tạo điều kiện nâng cao dân trí cho nhân dân.

Hưng Yên có đặc điểm là một tỉnh có truyền thống hiếu học lại được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Sở GD &ĐT Hưng Yên nên giáo giáo dục đào tạo Hưng Yên đã phát triển đồng bộ cân đối và hiệu quả.

Công tác quản lý chỉ đạo toàn ngành đã đi vào nền nếp kỷ cương. Công tác tham mưu của ngành đối với các đơn vị cơ sở, đối với tỉnh và địa phương đã bám sát thực tiễn, nắm bắt thời cơ. Từ đó các cấp, các ngành đã đầu tư và phát triển giáo dục trong tỉnh nói chung và đặc biệt là huyện Khoái Châu nói riêng nên mạng lưới trường lớp của huyện Khoái Châu lớn nhất trong tỉnh.

- Cấp huyện: Một trong những lĩnh vực mà Khoái Châu quan tâm đó

chính là việc đầu tư để phát triển giáo dục. Hội khuyến học của huyện hàng năm đã kịp thời động viên, khen thưởng những tấm gương nỗ lực vươn lên trong học tập và đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Phần đông các bậc phụ huynh và các em học sinh đều nhận thức được vai trò của việc học hành, đỗ đạt nên phong trào học của huyện khá sôi nổi.

Huyện Khoái Châu có các cơ sở giáo dục sau: Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Khoái Châu (thị trấn Khoái Châu); Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (xã Dân Tiến); Trường Cao đẳng Cơ Điện và Thuỷ lợi (xã Dân Tiến); Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Tô Hiệu (xã Dân Tiến); 6 Trường THPT và tương đương; Trường Trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thuật (thị trấn Khoái Châu); Trên 25 Trường tiểu học và trung học cơ sở

39

Nhân dân cần cù lao động và có nhiều gia đình rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, luôn ủng hộ nhà trường cả về vật chất và tinh thần, đó là sự cổ vũ lớn lao cho sự phát triển giáo dục của nhà trường và huyện nhà. Với sự đầu tư và phát triển giáo dục của tỉnh và huyện đó là cơ hội tốt cho con em các gia đình có điều kiện đi học, nâng cao trình độ dân trí .

* Thách thức:

- Cấp tỉnh: Mặc dù trong những năm qua, giáo dục đào tạo tỉnh Hưng

Yên đã có nhiều cố gắng và đạt được những tiến bộ đáng kể, song so với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo trong cả nước, giáo dục đào tạo Hưng Yên còn có một số tồn tại: Đội ngũ cán giáo viên đủ về số lượng, nhưng chưa mạnh về chất lượng, còn một bộ phận giáo viên cao tuổi không chịu đổi mới, bộ phận giáo viên mới vào nghề ít kinh nghiệm làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của ngành.

- Cấp huyện: Điều kiện kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn nên sự

đầu tư và giúp đỡ của các cấp cho giáo dục là chưa cao.Thu nhập của người dân trong toàn huyện còn thấp, thu nhập chính dựa vào sản xuất nông nghiệp, trình độ dân trí còn thấp nên việc đầu tư cho học tập còn chưa cao.

Việc huy động cộng đồng, xã hội tham gia vào công tác giáo dục còn nhiều hạn chế. Một bộ phận nhân dân còn ỷ lại, phó mặc cho nhà trường chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình dẫn đến kết quả học tập còn thấp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông nam khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)