Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở tại huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 49)

Phương pháp này được áp dụng để thu thập số liệu sơ cấp phục vụ phân tích, đánh giá tình hình thực hiện 5 quyền của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở. Căn cứ vào nội dung đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, có thể chia các xã, thị trấn của huyện Đông Anh thành 3 nhóm xã, thị trấn như sau:

Nhóm 1: Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện (thị trấn Đông Anh)

Nhóm 2: 15 xã thuộc vùng nông thôn nằm trong quy hoạch phát triển đô thị, có biến động đất đai nhiều: Mai Lâm, Đông Hội, Xuân Canh, Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Kim Chung, Võng La, Đại Mạch, Nam Hồng, Kim Nỗ, Vân Nội, Tiên Dương, Uy Nỗ, Cổ Loa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Nhóm 3: 08 xã thuộc vùng nông thôn không nằm trong quy hoạch phát triển đô thị, có biến động đất đai ít gồm 8 xã : Dục Tú, Vân Hà, Liên Hà, Thụy Lâm, Việt Hùng, Xuân Nộn, Nguyên Khê, Bắc Hồng. Trên cơ sở phân cấp nhóm xã, với khu vực nông thôn có 2 nhóm, nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm 1 đơn vị là xã Kim Chung và xã Bắc Hồng. Khu vực đô thị chỉ duy nhất thị trấn Đông Anh nên được chọn làm điểm nghiên cứu.

Tại mỗi xã, thị trấn nghiên cứu chọn 50 hộ ngẫu nhiên dựa theo danh sách tổng hợp hộ dân của xã, tổng số hộ điều tra phỏng vấn là 150 hộ. Nội dung phỏng vấn được biên soạn thành phiếu điều tra có câu hỏi sẵn trình bày trong phần phụ lục của báo cáo.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở tại huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 49)