Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở tại huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 58)

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, của Thành phố, Đông Anh đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ huyện đề ra. Dưới đây chỉ xin khái quát một số nét về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Đông Anh.

3.1.2.1. Ngành nông nghiệp

Nhìn chung, nền kinh tế nông nghiệp của huyện đã và đang đi vào thế ổn định và có chiều hướng phát triển tốt. Trình độ thâm canh tăng vụđược cải thiện, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, nhiều loại cây trồng, giống cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sử dụng với quy mô diện tích lớn, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Do vậy đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung (rau an toàn, hoa, cây ăn quả), ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hình thành và phát triển mô hình trang trại, chăn nuôi có sự phát triển nhanh chóng về quy mô, sản lượng và chất lượng. Hiện nay chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản như: gà siêu thịt, gà siêu trứng, vịt lai, ngan, lợn lạc, bò sữa, trau, cá rô phi, cá chim, ...

3.1.2.2. Ngành công nghiệp - xây dựng

Ngành công nghiệp của huyện trong những năm qua là ngành phát triển nhanh và mạnh nhất trong các thành phần kinh tế. Ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP của huyện (82,6%). Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển nhanh theo hướng hiện đại, công nghệ cao. Một số khu công nghiệp mới ra đời và hoạt động rất hiệu quả (khu công nghiệp Bắc Thăng Long) với trên 47 nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên đến gần 1 tỷ USD. Tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống phát triển mạnh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

xây dựng cơ sở hạ tầng cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, các làng nghề truyền thống tại các xã Liên Hà, Vân Hà với nghề chế biến gỗ nổi tiếng tiếp tục phát triển nhanh.

3.1.2.3. Ngành dịch vụ - thương mại

Trên địa bàn huyện có 2 địa điểm du lịch, tham quan khá nổi tiếng, đó là Đền Sái và thành Cổ Loa, 2 địa điểm trên đã được đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách tham quan.

Dịch vụ - thương mại phát triển rộng khắp, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân. Hệ thống các chợ trên địa bàn huyện đã được đầu tư khá đồng bộ như xây dựng chợ trung tâm huyện Đông Anh, chợđầu mối Bắc Thăng Long, chợ văn hóa và du lịch Cổ Loa, chợ Tó.

3.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập * Dân số

Tốc độ tăng dân số tự nhiên toàn huyện là 1,52%. Mật độ dân cư trung bình toàn huyện là 1848 người/km2 và phân bố không đồng đều giữa các xã như: mật độ cao nhất là thị trấn Đông Anh 6.051 người/km2, xã Kim Chung 4.752 người/km2; thấp nhất là xã Tàm Xá 836 người/km2. Bình quân đất ở trung bình toàn huyện là 262,23 m2/hộ, bình quân đất ở cao nhất là Xã Bắc Hồng (xã không nằm trong quy hoạch phát triển đô thị) 438,74 m2/hộ, xã Đông Hội bình quân đất ở là 370,69 m2 /hộ, bình quân đất ở thấp nhất là Thị trấn Đông Anh (khu vực đô thị) 139,34 m2/hộ, xã Kim Chung (nằm trong khu công nghiệp và quy hoạch đô thị) là 175,62 m2/hộ. Nhìn chung, dân số vẫn sống bằng nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ bằng 1/2 thời gian trong ngày nên thường nông nhàn mà hiệu quả kinh tế thấp. Sự gia tăng dân số tự nhiên cao cùng với mật độ dân số cao trên địa bàn huyện sẽ gây áp lực về đất ở, nhà ở trong giai đoạn tới.

* Lao động, việc làm và thu nhập

Lao động và việc làm là một trong những vấn đề bức xúc của nhiều địa phương cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới. Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2013 của huyện là 197.163 người, chiếm 56,25% dân số. Lao động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

nông nghiệp có 105.578 người, đây là thế mạnh để phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa thực sự cũng như đáp ứng nhu cầu về lao động cho các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn. Nhìn chung, dân số vẫn sống bằng nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ bằng ½ thời gian trong ngày nên thường nông nhàn và hiệu quả kinh tế thấp.

Về thu nhập, hiện nay thu nhập trung bình của huyện nhìn chung mới đạt ở mức trung bình so với toàn Thành phố.

3.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

- Hệ thống mạng lưới điện và cấp thoát nước:

+ Hệ thống mạng lưới điện: Huyện Đông Anh được cung cấp điện từ lưới điện quốc gia. Cơ sở hạ tầng ngành điện đã được cải tạo, nâng cấp từ các trạm hạ thế, lưới điện quốc gia. Hiện 24/24 xã, thị trấn được dùng lưới điện quốc gia.

+ Cấp thoát nước: Hiện nay Đông Anh có một số trạm cung cấp nước sạch, tuy nhiên nước dùng cho sinh hoạt của đa số nhân dân được lấy từ giếng khoan, giếng khơi, nước mưa. Với nhu cầu như hiện nay, nước mặt và nước ngầm đủ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, tuy vậy cần phải được quan tâm xử lý nước sinh hoạt cho nhân dân tốt hơn.

- Hệ thống trường học: Mạng lưới trường, lớp được duy trì và phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân trong huyện. Đến nay toàn huyện có 28 trường mầm non, 29 trường tiểu học, 25 trường trung học cơ sở, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 04 trường phổ thông trung học và 6 trường dân lập. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư bổ sung, thay thế các phòng học cấp 4 bằng các phòng học kiên cố, đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp, thiết bị, phương tiện dạy học và thực hành được trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại.

- Cơ sở y tế: Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác khám chữa bệnh ngày càng cải thiện. Chất lượng khám chữa bệnh từng bước nâng lên. Các hình thức chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng đa dạng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân. Trang thiết bị y tế được nâng cấp ở các tuyến. Mạng lưới y tế cơ sởđược củng cố, kiện toàn và phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

huy tác dụng. Hiện nay trên địa bàn huyện có 02 Bệnh viện, 02 phòng khám đa khoa khu vực, 24 xã, thị trấn có trạm y tế xã và 166 cơ sở khám bệnh tư nhân. Đến nay 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Mạng lưới bưu chính - viễn thông: Ngành bưu chính - viễn thông đã có sự tiến bộđáng kể, tạo nên sựđổi mới trong trao đổi thông tin, đặc biệt là thông tin bằng điện thoại di động. Mạng lưới thông tin liên lạc đã được quan tâm phát triển, chất lượng cơ bản tốt, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ởđịa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở tại huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)