0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất tại 3 xã, thị trấn nghiên cứu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 48 -48 )

- Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất - Tình hình hình cho thuê quyền sử dụng đất - Tình hình thừa kế quyền sử dụng đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

- Tình hình tặng cho quyền sử dụng đất

- Tình hình thế chấp (hoặc bảo lãnh) bằng quyền sử dụng đất ở để sản xuất kinh doanh

2.3.4. Đề xut các gii pháp thúc đẩy vic thc hin quyn s dng đất theo quy định ca pháp lut trên địa bàn huyn Đông Anh. quy định ca pháp lut trên địa bàn huyn Đông Anh.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điu tra, thu thp s liu th cp

Các số liệu thứ cấp như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại phòng thống kê, các phòng ban chuyên môn, các báo cáo của UBND huyện. Các số liệu về hiện trạng sử dụng đất, đất ở, biến động sử dụng đất ở tại phòng Tài nguyên và Môi trường. Số liệu tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất ở; số liệu các trường hợp đăng ký biến động do thực hiện các quyền sử dụng đất được thu thập tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đông Anh. Nghiên cứu cũng sẽ thu thập và làm rõ số trường hợp thực hiện từng quyền sử dụng đất và số trường hợp đã hoàn thành thủ tục cấp sổ đỏ, diện tích tương ứng đã hoàn thành thủ tục ở từng xã.

2.4.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cp thông qua phiếu điu tra

Phương pháp này được áp dụng để thu thập số liệu sơ cấp phục vụ phân tích, đánh giá tình hình thực hiện 5 quyền của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở. Căn cứ vào nội dung đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, có thể chia các xã, thị trấn của huyện Đông Anh thành 3 nhóm xã, thị trấn như sau:

Nhóm 1: Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện (thị trấn Đông Anh)

Nhóm 2: 15 xã thuộc vùng nông thôn nằm trong quy hoạch phát triển đô thị, có biến động đất đai nhiều: Mai Lâm, Đông Hội, Xuân Canh, Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Kim Chung, Võng La, Đại Mạch, Nam Hồng, Kim Nỗ, Vân Nội, Tiên Dương, Uy Nỗ, Cổ Loa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Nhóm 3: 08 xã thuộc vùng nông thôn không nằm trong quy hoạch phát triển đô thị, có biến động đất đai ít gồm 8 xã : Dục Tú, Vân Hà, Liên Hà, Thụy Lâm, Việt Hùng, Xuân Nộn, Nguyên Khê, Bắc Hồng. Trên cơ sở phân cấp nhóm xã, với khu vực nông thôn có 2 nhóm, nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm 1 đơn vị là xã Kim Chung và xã Bắc Hồng. Khu vực đô thị chỉ duy nhất thị trấn Đông Anh nên được chọn làm điểm nghiên cứu.

Tại mỗi xã, thị trấn nghiên cứu chọn 50 hộ ngẫu nhiên dựa theo danh sách tổng hợp hộ dân của xã, tổng số hộ điều tra phỏng vấn là 150 hộ. Nội dung phỏng vấn được biên soạn thành phiếu điều tra có câu hỏi sẵn trình bày trong phần phụ lục của báo cáo.

2.4.3. Phương pháp x lý s liu

Sử dụng phần mềm máy tính Excel để tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu theo các chỉ tiêu đánh giá.

2.4.4. Phương pháp thng kê so sánh

Từ những kết quả xử lý phiếu điều tra bằng phương pháp trình bày trong mục 2.4.3. Nghiên cứu đã áp dụng Phương pháp thống kê mức độ thực hiện các quyền của chủ hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với các quy định của pháp luật về đất đai và giữa 3 nhóm dân cư phân bố tại 3 khu vực đại diện cho khu vực đô thị là Thị trấn; 2 xã thuộc khu vực nông thôn nhưng khác nhau về mức độ phức tạp của thị trường đất ở. Phương pháp này cũng được áp dụng trong phân tích đánh giá các điều kiện kinh tế, xã hội... Tiêu chí đánh giá tình hình thực hiện 5 quyền gồm:

- Tiêu chí đánh giá tình hình thực hiện 5 quyền được chọn làm nghiên cứu bao gồm: Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; quyền cho thuê quyền sử dụng đất; quyền thừa kế quyền sử dụng đất; quyền tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp (hoặc bảo lãnh) bằng quyền sử dụng đất ở để sản xuất kinh doanh được xác định bằng các tiêu chí:

+ Số trường hợp, số hộ thực hiện từng quyền sử dụng đất/tổng số hộ điều tra, so sánh giữa 3 xã, thị trấn chọn làm nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

+ Số trường hợp thực hiện từng quyền trong từng xã, so sánh giữa 3 xã, thị trấn chọn làm nghiên cứu.

+ Diện tích thực hiện của từng quyền trong từng xã, thị trấn nghiên cứu. - Tiêu chí đánh giá tình hình hoàn tất các thủ tục sau khi thực hiện từng quyền ở từng xãgồm:

+ Số trường hợp hoàn thành hồ sơđịa chính/ tổng số trường hợp đã thực hiện từng quyền sử dụng đất ở tại 3 xã, thị trấn nghiên cứu.

+ Số trường hợp không hoàn thành Hồ sơđịa chính và nguyên nhân không hoàn thành.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Anh

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hình 3.1 Sơđồ hành chính huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội

Đông Anh là huyện ngoại thành ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 15 km theo đường quốc lộ số 3 (Hà Nội - Thái Nguyên), với tổng diện tích tự nhiên là 18.213,90 ha, có 24 đơn vị hành chính, trong đó 23 xã và 1 thị trấn.

- Phía Bắc huyện giáp Sóc Sơn (Hà Nội).

- Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và huyện Gia Lâm (Hà Nội) - Phía Tây giáp huyện Mê Linh (Hà Nội)

- Phía Nam giáp quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm (Hà Nội).

Đông Anh được coi là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, với nhiều tuyến đường huyết mạch nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc (QL3, QL3B, QL18, QL23, QL23B) và quốc tế đang được triển khai và hoàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

thiện trên địa bàn nhưđường 5 kéo dài, đường dẫn cầu Nhật Tân đi sân bay quốc tế Nội Bài, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Như vậy, Đông Anh có nhiều lợi thế về vị trí, tiềm năng và thế mạnh có khả năng thu hút thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.1.1.2. Địa hình

Đông Anh có địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với điểm cao nhất 13.7 m (tại đồi gò chùa xã Bắc Hồng) và điểm thấp nhất 4,3 m (tại đồng Châu Phong xã Liên Hà). Theo độ cao, địa hình ở Đông Anh được chia thành 5 vùng có điều kiện địa hình khác nhau như sau:

- Vùng ngoài bãi được ngăn cách bởi đê sông Hồng, sông Đuống và sông Cà Lồ, có độ cao địa hình từ 6.0 m - 10.3 m, diện tích 1263.0 ha chiếm 6,9% diện tích tự nhiên của huyện.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 11.0 m - 13.7 m, diện tích 659.0 ha chiếm 3.6% diện tích tự nhiên, đây là vùng cao nhất trong huyện phân bố ở xã: Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn và Cổ Loa.Vùng này thường gặp hạn vào mùa khô, việc cung cấp nước tưới gặp khó khăn do phải bơm 3 cấp mới có nước.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 8.0 m - <11.0 m được phân bố phía Tây Bắc và Trung tâm huyện. Đây là vùng địa hình cao thứ hai của huyện, có đặc điểm không bị ngập úng vào mùa mưa, còn trong mùa khô phải bơm 2 cấp mới có nước tưới cho đồng ruộng.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 6,0 m - <8,0 m, diện tích 3786.0 ha chiếm 20,8% diện tích tự nhiên, vùng này có đặc điểm là cung cấp nước tưới qua trạm bơm cấp một.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình 4,3 m - <6,0 m, diện tích 5934.16 ha chiếm 32,6% diện tích tự nhiên phân bố ở phía Đông và Đông Nam của huyện, gồm các xã: Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, Dục Tú, Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà và Thụy Lâm. Vùng này được coi là thấp nhất trong huyện, về mùa mưa chân đất trũng hay bị ngập úng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn - Khí hậu

+ Đông Anh có chung chếđộ khí hậu thời tiết của Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và mùa khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau.

+ Chếđộ nhiệt được phân hoá theo hai mùa rõ rệt đó là mùa đông và mùa hạ. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 24,720 C, tháng cao nhất trong năm là tháng 6 có nhiệt độ 34,80 C và thấp nhất là tháng 12 với 15,70C.

+ Lượng mưa trung bình năm 2006 là 582,42 mm, mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 chiếm đa số lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7, 8 với tổng lượng mưa trên 1000 mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa không đáng kể. Tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 1 (1,0 mm).

+ Độ ẩm tương đối bình quân 78%, tháng 2,3,4 và 8 thường có độẩm cao hơn 80%, tháng 12 có độẩm trung bình thấp nhất là 31%.

Với đặc điểm khí hậu trên thì Đông Anh thuận lợi cho sản xuất được nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng.

- Thuỷ văn

Đông Anh có sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và sông Ngũ Khê với hệ thống sông ngòi khá dầy đặc, tài nguyên nước rất phong phú .Các con sông có lưu lượng nước rất lớn như sông Hồng là 2.309 m3/s, mực nước trung bình hàng năm khoảng 5,3 m, sông Đuống có lưu lượng nước là 3.027 m3/s, mực nước trung bình hàng năm khoảng 9,01m.

- Thực vật

+ Huyện có điều kiện về khí hậu, đất đai và địa hình phù hợp cho sự phát triển những cây hàng hoá cho giá trị kinh tế cao như rau sạch, cây ăn quả và cây cảnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

+ Cây lương thực chủ yếu ở Đông Anh là cây lúa nước, được trồng chủ yếu trên các loại đất phù sa bao gồm cả phù sa mới và phù sa cổ với những nơi có đủ nguồn nước tưới. Sau lúa là cây ngô và khoai tây.

+ Cây thực phẩm: bao gồm các loại rau, cà chua, su hào, bắp cải, các loại cây da vị như rau thơm…. Đây là những cây trồng có giá trị kinh tế cao nên đã được trồng nhiều ở các xã như: Tiên Dương, Vân Nội, Bắc Hồng, Nam Hồng, Vĩnh Ngọc, Nguyên Khê, Uy Nỗ.

+ Cây ăn quả: Điều kiện Đông Anh thích hợp với một số cây ăn quả như bưởi Diễn, Cam Vinh, Nhãn Hưng Yên… cho năng suất cao, chất luwongj tốt nên giá trị kinh tế khá cao.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt: Đông Anh hiện có 3 tuyến sông lớn chảy qua, đó là sông Hồng chảy dọc theo ranh giới huyện theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam có chiều dài 16 km, sông Đuống bắt nhánh từ sông Hồng chảy từ Tây Bắc đến Đông Nam với chiều dài 5 km; sông Cà Lồ nằm ở phía Bắc huyện có chiều dài 9 km. Hệ thống sông ngòi vừa là nguồn cung cấp nước vừa tạo điều kiện cho Đông Anh phát triển vận tải đường thuỷ.

+ Nguồn nước ngầm: Hiện nay huyện Đông Anh có 3 nhà máy khai thác nguồn nước ngầm, cung cấp nước cho Thành phố và trong huyện với chất lượng nước tốt đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Nguồn nước mưa: Nguồn nước mặt tại các ao hồ có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp khi mùa khô lượng mưa hầu như rất ít.

+ Huyện Đông Anh có nhiều sông, ngòi lớn và hồ nước cũng như nhiều các loại cây xanh trong các khu dân cư nông thôn nên rất mát mẻ với bầu không khí trong lành. Chất thải trong các Khu công nghiệp cũng đã được xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

- Tài nguyên đất:

Đông Anh thuộc tiểu vùng sinh thái đất bạc màu trên nền phù sa cổ nhưng diện tích đất phù sa mới cũng có diện tích rất lớn trong huyện. Theo phân loại đất phát sinh, trên lãnh thổ huyện Đông Anh có 8 loại đất:

+ Đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng : đất được phân bố ở ven đê sông Hồng và sông Đuống thuộc các xã: Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Tầm Xá, Xuân Canh Đông Hội và Mai Lâm. Loại đất này có diện tích 956,07 ha chiếm 8,98% diện tích.

+ Đất phù sa ít được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng : Đất có diện tích 477,22 ha, chiếm 4,48% diện tích thuộc các Xã Bắc Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê và Thụy Lâm.

+ Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm của hệ thống sông Hồng: đất có diện tích 1774,07 ha chiếm 16,66% diện tích đất, phân bố ở trong đê các xã: Đại Mạch, Vĩnh Ngọc, Cổ Loa, Dục Tú và Thuỵ Lâm.

+ Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, có tầng loang lổ dổ vàng của hệ thống sông Hồng : đất có diện tích 1849,92 ha, chiếm 17,38% ; đất phân bố ở các xã Kim Chung, Kim Nỗ, Tiên Dương, Liên Hà. Đất có độ dày tầng đất trung bình, phân bố trên địa hình cao vàn cao...

+ Đất phù sa không được bồi hàng năm có tầng glây của hệ thống sông Hông: loại đất này có 1351,22 ha chiếm 12,69% tập trung ở các xã: Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Vân Hà , Kim Nỗ, Vân Nội.

+ Đất phù sa sông úng nước: có diện tích 594,00 ha chiếm 5,58% diện tích đất phân bố địa hình trũng thuộc các xã: Cổ Loa, Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà. Đất chua, nghèo lân dễ tiêu.

+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ: là loại đất có diện tích lớn nhất trong các loại đất của huyện có diện tích 3261,33 chiếm 30,63% diện tích đất. Đất phân bốở các xã: Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Uy Nỗ.

+ Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ: có diện tích 382,88 ha, chiếm 3,6% diện tích đất phân bố trên địa hình cao và vàn cao phân bốở các xã: Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Cổ Loa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

- Tài nguyên nhân văn

Đông Anh là một huyện có truyền thống văn hoá lâu đời. Nhiều hình thức văn hoá nghệ thuật dân gian được phát triển ởĐông Anh rất sớm và nổi tiếng (hát Ca Trù - Lỗ Khê, múa Rối nước - Đào Thục). Đông Anh lại là vùng đất ngàn năm văn hiến với nhiều di tích lịch sửđược Nhà nước xếp hạng (di tích thành Cổ Loa, di tích Đền Sái). Địa đạo Nam Hồng di tích lịch sửđược Nhà nước xếp hạng, đó là các cơ sở cách mạng thời kháng chiến. Đông Anh còn có nhiều danh lam thắng cảnh: Đền Cổ Loa, Đền Sái...

Không những vậy Đông Anh còn là vùng đất "Địa linh nhân kiệt". Đông

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 48 -48 )

×