Đánh giá chung việc thực hiện quyền sử dụng đất tại các xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở tại huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 94)

Từ những kết quả nghiên cứu về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật có thể rút ra một số nhận xét:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

- Trong 5 quyền của người sử dụng đất đã được nghiên cứu trong giai đoạn 2009 - 2013 tại 3 xã, thị trấn của huyện Đông Anh cho thấy mức độ thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất ở 3 xã, thị trấn có khác nhau. Trong đó quyền chuyển nhượng QSDĐ ở có tỷ lệ cao nhất với 56,0% tổng số hộ điều tra; tiếp đến là quyền tặng, cho QSDĐ có tỷ lệ 32,0%; quyền thừa kế QSDĐ có tỷ lệ 21%; quyền cho thuê QSDĐ có tỷ lệ 20%; và quyền thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐở có tỷ lệ thấp nhất với 14% số hộ điều tra.

- Việc thực hiện 5 quyền của người sử dụng đất đã được nghiên cứu tại 3 xã, thị trấn có sự khác biệt giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Trong khu vực nông thôn cũng có sự khác nhau về tỷ lệ chủ sử dụng đất thực hiện QSDĐ ở. Trong 3 xã, thị trấn nghiên cứu thì thị trấn Đông Anh có tỷ lệ chủ sử dụng đất thực hiện 3 QSDĐ cao nhất gồm quyền chuyển nhượng QSDĐ chiếm 37,0%; quyền cho thuê QSDĐ chiếm 40,0% và quyền thừa kế quyền đất ở chiếm 46,87%. Tiếp đến là xã Kim Chung có tỷ lệ chủ sử dụng đất thực hiện 2 QSDĐ cao nhất là quyền thừa kế QSDĐ chiếm 45,45% và quyền tặng cho QSDĐ chiếm 31,2% số hộ thực hiện quyền này tại 3 xã; còn xã Bắc Hồng là địa phương có tỷ lệ chủ sử dụng đất thực hiện 5 QSDĐ thấp nhất. Đây cũng là nơi có mức độđô thị hoá thấp nhất, chủ yếu vẫn là thuần nông.

- Đa số chủ sử dụng đất khi thực hiện QSDĐ đều đăng ký biến động, hoàn thiện thủ tục địa chính tại cơ quan quản lý đất đai theo quy định của pháp luật nhưng tỉ lệ thực hiện giao dịch có sự khác nhau giữa các quyền và giữa các xã, thị trấn. Trong đó cao nhất là quyền thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ có 100% số trường hợp hoàn thiện thủ tục đăng ký biến động; tiếp đến là quyền tặng cho QSDĐ có 87,5% số trường hợp giao dịch hoàn thành thủ tục đăng ký biến động; hai quyền có tỉ lệ chủ sử dụng đất đến đăng ký biến động ngang nhau là quyền chuyển nhượng QSDĐ ở và quyền thừa kếđất ở với 71,8%. Đặc biệt đối với quyền cho thuê đất ở, 100% số chủ chủ sử dụng đất khi thực hiện quyền cho thuê đã không tuân thủ pháp luật mà chủ yếu viết tay có người làm chứng hoặc không có người làm chứng. Trong đó có 14% không có cam kết bằng văn bản giữa người cho thuê và người nhận thuê.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86

- Nguyên nhân của tình trạng vẫn còn một bộ phận chủ sử dụng đất khi thực hiện quyền sử dụng đất mà không thực hiện việc đăng ký biến động hoặc không thông qua cơ quan nhà nước là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân do nhận thức của chủ sử dụng đất như mức thuế chuyển nhượng, thuế thu nhập cá nhân còn cao hoặc đến thời điểm giao dịch mà thửa đất chưa có GCNQSĐ, không chứng minh được nguồn gốc thửa đất. Các nguyên nhân khác theo ý kiến người dân như thủ tục thực hiện các QSDĐ ở còn phức tạp (33,33% số người được hỏi); thời gian để hoàn thành thủ tục chậm (47,34%); Văn bản hướng dẫn khó hiểu hoặc rất khó hiểu ( 33,23%); 26% số hộ được hỏi trả lời rất khó có thể thực hiện các quyền của người sử dụng đất; 39,33% số hộđược hỏi về các loại phí làm thủ tục cho là cao.

3.4. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở tại huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)