Tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở tại huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 67)

Công tác quản lý đất đai luôn được UBND huyện Đông Anh chú trọng và dần đi vào nề nếp, ngày càng quản lý tốt hơn theo yêu cầu của Luật đất đai năm 2003 như công tác quản lý đất công, đất chưa sử dụng, xử lý thu hồi và đề nghị thu hồi đất sử dụng sai mục đích, bỏđất hoang hóa, vi phạm luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân đang sử dụng ổn định, nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất và tăng nguồn thu ngân sách vềđất.

- Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức chỉđạo thực hiện các văn bản đã được ban hành:

Công tác quản lý đất đai là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, do vậy UBND huyện Đông Anh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác triển khai các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai. Sau khi Luật đất đai 2003 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai có hiệu lực, các quy định của Thành phố, UBND huyện Đông Anh đã ban hành các văn bản và tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về pháp luật đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện pháp luật đất đai. Qua đó phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn, tổ chức công khia quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân biết và góp ý trong quá trình tổ chức thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

- Tình hình thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Quy hoạch là công cụ để quản lý đất đai theo luật định, định hướng cho người sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. UBND huyện Đông Anh đã giao cơ quan quản lý đất đai của huyện phối hợp với các cơ quan Trung ương và Thành phố xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo Luật đất đai, cụ thể:

+ Quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) đã được phê duyệt và đang tổ chức thực hiện.

+ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp xã, huyện đã xây dựng thông qua HĐND cùng cấp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hàng năm, dựa vào kết quả điều tra hiện trạng của năm trước, UBND huyện Đông Anh đã lập kế hoạch sử dụng đất cho năm sau và thông qua HĐND huyện, làm căn cứ để các ngành, các xã thực hiện việc bố trí và sử dụng đất.

- Tình hình thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơđịa chính:

Đến năm 2013, toàn huyện Đông Anh đã cấp được 66.235 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đủ điều kiện cấp. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sởđể người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất và đăng ký biến động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với đất nông nghiệp, thực hiện Nghịđịnh 64/CP của Chính phủ về giao đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân, huyện Đông Anh đã tổ chức giao đất làm 2 đợt: đợt 1 giao đất năm 1995 cho 4 xã: Liên Hà, Dục Tú, Thụy Lâm, Vân Hà; đợt 2 giao đất vào năm 1999 - 2000 cho các xã còn lại của huyện. Đến hết năm 2000 huyện Đông Anh đã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân.

Thực hiện việc lập hồ sơ địa chính theo quy định của Thành phố, UBND huyện Đông Anh đã chọn làm thí điểm tại Thị trấn Đông Anh. Đến nay việc lập hồ sơ địa chính đã hoàn thành và đã được phê duyệt theo quy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

định. UBND huyện tiếp tục đăng ký lập và hoàn thiện hồ sơđịa chính của 4 xã: Nam Hồng, Võng La, Đại Mạch, Cổ Loa.

- Tình hình thực hiện công tác giải quyết các thủ tục hành chính vềđất đai: Theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thực hiện các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thì phải làm thủ tục đăng ký biến động tại cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền.

Việc đăng ký biến động đất đai tại huyện Đông Anh được thực hiện thường xuyên liên tục từ sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơđịa chính cho các hộ gia đình, cá nhân. Người sử dụng đất khi thực hiện các quyền làm thủ tục tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của huyện. Sau đó hồ sơđược chuyển đến Văn phòng Đăng ký quyển sử dụng đất kiểm tra, phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của huyện đã niêm yết các quy trình thực hiện thủ tục hành chính, vì vậy người sử dụng đất đến làm thủ tục đăng ký biến động khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thuận lợi, rõ ràng, công khai, minh bạch.

- Tình hình thực hiện giao đất, thu hồi đất:

Các dự án, công trình trên địa bàn huyện đều thuộc thẩm quyền của Thành phố về việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được UBND huyện Đông Anh tiến hành thường xuyên và theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật.

- Công tác khai thác tiềm năng của đất nông nghiệp:

UBND huyện Đông Anh đã chỉ đạo các xã tăng cường các biện pháp đẩy mạnh sản xuất theo mùa vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất; tích cực triển khai và hoàn thành hầu hết các hạng mục đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trong kế hoạch năm 2015. Chỉđạo các phòng ban liên quan phối hợp với các đơn vị tư vấn triển khai lập dự án đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng sản xuất rau an toàn tại các xã Vân Nội, Nam Hồng, Tiên Dương... UBND huyện đã chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

sản xuất, tổ chức sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha đất canh tác. Đồng thời tuyên truyền, vận động, khuyến khích nhân dân đầu tư vào sản xuất, hạn chế việc bỏ ruộng không canh tác gây lãng phí đất.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý các vi phạm vềđất đai:

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý sử dụng đất được huyện Đông Anh quan tâm nhằm phát hiện ra những yếu kém trong quản lý sử dụng đất để có các giải pháp khắc phục kịp thời. UBND huyện Đông Anh đã thực hiện nhiều chương trình thanh tra, kiểm tra và với nhiều hình thức khác nhau. Qua đó phát hiện những yếu kém, vi phạm, những vướng mắc trong triển khai thực hiện pháp luật đất đai và kịp thời điều chỉnh, nắm bắt, đôn đốc các ngành, các xã giải quyết tháo gỡ kịp thời.

- Công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai: Trong những năm qua huyện Đông Anh đã làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai kịp thời. Công tác tiếp dân luôn được coi trọng và thực hiện có nề nếp, đúng nội quy, quy chế tiếp dân và luật khiếu nại tố cáo.

- Công tác giải phóng mặt bằng các dự án theo quyết định thu hồi đất: Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện rất khó khăn phức tạp, khi triển khai chủ trương chính sách pháp luật, giá cả đền bù theo quy định chung của UBND thành phố thì những hộ dân có đất bị thu hồi thường không đồng tình ủng hộ, yêu cầu đòi hỏi chếđộ chính sách bồi thường quá cao so với quy định, gây cản trở trong khâu giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án.

Từ năm 2005 đến năm 2013, trên địa bàn huyện Đông Anh đã và đang thực hiện rất nhiều dự án giải phóng mặt bằng. Đây là một trong những công tác rất phức tạp, đụng chạm đến nhiều quyền lợi của người dân, vì thế có một số dự án giải phóng mặt bằng đã qua nhiều năm vẫn chưa bàn giao đất được cho chủ đầu tư như: Dự án Đường 5 kéo dài, Dự án đường nối cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài, Dự án đất giá quyền sử dụng đất phía bắc đường 23B, Dự án xây dựng nhà ở cho công nhân thuê tại xã Kim Chung....

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

Tuy nhiên, những năm gần đây tốc độ đô thị hóa tại Đông Anh khá nhanh, huyện lại có vị trí giao thông thuận lợi, đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều người đến làm ăn sinh sống. Vì vậy, nhu cầu giao dịch quyền sử dụng đất của người dân rất cao là áp lực đối với huyện Đông Anh. Trong khi đó lực lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai từ huyện đến xã còn quá mỏng, chưa đủđáp ứng nhu cầu thực tế tại địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở tại huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)