Công tác giám định bồi thường

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT PHÚ THỌ (Trang 46)

III. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

3.Công tác giám định bồi thường

Công tác giám định và giải quyết bồi thường chính là khâu thể hiện uy tín của công ty bảo hiểm vì trách nhiệm của công ty bảo hiểm thể hiện rõ nhất là khi có thông báo về sự cố bảo hiểm hoặc có tổn thất của người được bảo hiểm. Khâu này được thực hiện tốt sẽ là cơ sở vững chắc cho công ty trong suốt quá trình hoạt động. Nguyên tắc của công tác giám định là phải nhanh chóng, kịp thời, khách quan và trung thực. Thực hiện tốt những nguyên tắc này là một điều rất khó và đó cũng là cái đích cho nhà bảo hiểm phấn đấu nhằm đáp ứng được lòng tin của khách hàng vào công ty trong điều kiện tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao.

Ngay sau khi nhận được thông báo của khách hàng về tổn thất, cán bộ nhận thông tin báo cáo cho lãnh đạo phòng hoặc lãnh đạo công ty để cử người đi giám định. Cán bộ nhận nhiệm vụ đi giám định hướng dẫn khách hàng tuân thủ các điều kiện, điều khoản đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm và cách thức cung cấp các chứng từ, hoá đơn cho công ty. Trường hợp tổn thất lớn phải báo cáo lãnh đạo xin ý kiến chỉ đạo, báo cáo tái bảo hiểm, tiến hành tự giám định hoặc thuê công ty giám định độc lập.

Quy trình bồi thường của nghiệp vụ này được thống nhất tại Bảo Việt Phú Thọ và được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Quy trình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ

giai đoạn 2005-2009

Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ

Tính toán bồi thường

Trình duyệt Tiếp nhận hồ sơ

Thông báo bồi thường

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ bồi thường

Trong trường hợp nhận được khiếu nại của người được bảo hiểm, chuyên viên bồi thường phải ghi sổ tiếp nhận hồ sơ bồi thường và kiểm tra các chứng từ được cung cấp cho Bảo Việt Phú thọ. Những chứng từ này gồm có:

- Công văn/thư thông báo khiếu nại/đòi bồi thường của bên thứ ba ( người lao động)

- Bản sao Hợp đồng bảo hiểm

- Các biên bản giám định tai nạn (kèm theo sơ đồ xảy ra tai nạn nếu có) - Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

- Bản điều tra tai nạn của cơ quan chức năng nhằm phân rõ trách nhiệm - Biên bản hoà giải

- Quyết định của toà án

- Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba

Bước 2: Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ

Đối chiếu với các điều kiện, điều khoản, các điểm loại trừ của hợp đồng bảo hiểm và các điều khoản bảo hiểm bổ sung để xem xét khiếu nại có thuộc tách nhiệm bảo hiểm hay không. Nếu thấy khiếu nại không thuộc phạm vi bảo hiểm, phải lập tức thông báo cho khách hàng bằng văn bản. Nếu khiếu nại có khả năng thuộc pạm vi bảo hiểm, cần trao đổi với người được bảo hiểm (chủ sử dụng lao động) về phương hướng giải quyết vụ việc, khả năng hoà giải hay vấn đề thuê mướn luật sư, lấy ý kiến nhân chứng, bảo lưu vật chứng khi vụ việc được đưa ra toà,…

Trong trường hợp khiếu nại phát sinh có hạn mức trách nhiệm ước tính cao hoặc nguyên nhân, diễn biến vụ việc phức tạp, công ty phải báo nhay hoặc chuyển hồ sơ khiếu nại ban đầu về tổng công ty để xem xét và quyết định.

Bước 3: Tính toán bồi thường

Trên cơ sở xem xét trách nhiệm bảo hiểm, việc tính toán bồi thường có thể được thực hiện như sau:

- Nếu vụ việc có khả năng hoà giải, cơ sở tính toán bồi thường được thực hiện dựa trên cơ sở khiếu nại của bên thứ ba (người lao động) và các khoản chi phí đối với thương tật thân thể, chi phí y tế và lương ngày thuần.

- Nếu vụ việc phải đưa ra toà án, cơ sở bồi thường được dựa trên phán quyết của toà án và phạm vi bồi thường của hợp đồng bảo hiểm.

Bước 4: trình duyệt

lãnh đạo có ý kiến chỉ đạo xem xét lại, phòng giải trình lại và tham khảo thêm ý kiến đóng góp của các phòng liên quan.

Bước 5: Thông báo bồi thường

- Trường hợp có tái bảo hiểm chỉ định cho các công ty bảo hiểm nước ngoài thì trước khi thông báo số tiền bồi thường cho khách hàng phải thông báo cho các công ty nhận tái bảo hiểm biết trước và chỉ thông báo cho khách hàng khi có xác nhận của các công ty nhận tái bảo hiểm.

- Thông báo hco khách hàng về số tiền bồi thường.

- Chuyển thông báo bồi thường cùng tờ trình bồi thường đã được lãnh đạo duyệt cho phòng kế toán để chuyển tiền bồi thường. Chỉ chuyển tiền bồi thường sau khi đã nhận được giấy bãi nại của khách hàng.

- Làm công văn thông báo về tổng công ty để theo dõi thống kê và đòi tái bảo hiểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể thấy, công tác giám định bồi thường là khâu phức tạp nhất. Điều này hoàn toàn dễ hiểu do hoạt động của công tác này ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó, Bảo Việt Phú Thọ đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng công tác giám định và bồi thường để hỗ trợ cho khai tác và đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, đây là nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động, công tác giám định liên quan tới vấn đề tai nạn và bệnh nghề nghiệp của người lao động, liên quan đến việc xác định lỗi của chủ doanh nghiệp và mức thiệt hại thực tế của người lao động nên hết sức phức tạp.

Bảng 2.6. Tình hình chi bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt

Phú Thọ giai đoạn 2005 - 2009

Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009

1 Tổng số vụ Vụ 56 62 58 45 39

2 Lượng tăng định gốc của số vụ Vụ 0 6 2 - 11 -17 3 Tốc độ tăng định gốc của số vụ % 0 10,7 3,6 - 19,6 - 30,4 4 Số tiền bồi thường Triệu

đồng 52 66 75 82 87

5 Lượng tăng định gốc của số tiền bồi thường

Triệu

đồng 0 14 23 30 35

6 Tốc độ tăng định gốc của số

tiền bồi thường % 0 26,9 44,2 57,7 67,3

7 Số tiền bồi thường bình quân 1 vụ

Triệu

đồng/vụ 0,93 1,07 1,29 1,82 2,23

8 Doanh thu phí Triệu

đồng 724 850 768 975 883

9 Tỷ lệ bồi thường % 7,18 7,76 9,77 8,41 9,85

10 Tỷ lệ bồi thường chung toàn

công ty % 41,26 43,3 37,24 40,91 36,79

Nguồn: Công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ

Từ bảng số liệu có thể thấy tổng số vụ tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng số tiền bồi thường thì lại tăng dần. Năm 2009, số vụ thuộc phạm vi bảo hiểm giảm 30,4% tương đương với 17 vụ tai nạn, đồng thời, số tiền bồi thường lại tăng 67,3% tương ứng với 35 triệu đồng. Điều đó có nghĩa là các vụ tai nạn xảy ra ít hơn nhưng mức độ lại ngày càng nghiêm trọng hơn. Qua đây cũng có thể nhận thấy công tác đề phòng và hạn chế tổn thất là khá tốt ở những rủi ro nhỏ nhưng với những rủi ro lớn thì công tác này vẫn chưa có tác dụng. Nhưng nhìn chung, so với tỷ lệ bồi thường bình quân chung của toàn công ty, tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này là khá thấp và nằm trong giới hạn cho phép, do làm tốt công tác đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm, các đối tượng bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường của năm trước cao, công ty cũng xem xét tính tăng phí, không chấp nhận bảo hiểm, điều chỉnh phạm vi bảo hiểm, điều chỉnh số tiền bảo hiểm để tránh trục lợi, thực hiện tốt công tác giám định tổn thất, tính toán trả tiền bồi thường để quản lý tốt việc chi bồi thường đảm bảo chi tiêu hiệu quả. Có thể thấy, nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại công ty

bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005-2009 là một trong số những nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường tấp nhất và có hiệu quả nhất. Vì thế nghiệp vụ này cần được chứ trọng để phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT PHÚ THỌ (Trang 46)