TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2005-

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT PHÚ THỌ (Trang 37)

III. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2005-

Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật kéo theo nó là sự phát triển không ngừng về kinh tế. Các quốc gia không còn chỉ biết tự sản xuất tự tiêu dùng mà họ đã vươn ra ngoài thế giới để hoà mình vào xu thế hội nhập cùng phát triển. Việt Nam cũng vậy, sau rất nhiều năm hạn chế sự đầu tư của các công ty nước ngoài vào nước ta nhằm mục đích củng cố và bao bọc nền kinh tế trong nước, đến ngày 29/12/1987, Nhà nước ta đã ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài và sau đó là hàng loạt những cố gắng nhằm cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Từ khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, có một vấn đề bức xúc đã phát sinh, đó là vấn đề về quyền lợi của người lao động.

Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức một cộc điều tra và cho biết: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các tỉnh phía Bắc có khoảng 28% tổng số lao động đang phải làm việc trong điều kiện không thuận lợi, bao gồm các yếu tố: Trọng tải thể lực cao, nguy hiểm, độc hại, chật chội, tổ chức làm việc không phù hợp,... Về trang thiết bị bảo hộ lao động còn gần 8% tổng số lao động chưa được cung cấp đầy đủ, đó là chưa xét đến chất lượng các vật dụng được cung cấp. Hơn thế nữa, tại đa số các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, việc xây dựng kế hoạch, biện pháp an toàn cho người lao động không được cải thiện. Ngoài ra, trong việc thực hiện pháp luật lao động, các chủ doanh nghiệp còn vi phạm quy định về khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, họ thường không coi trọng và bỏ qua công việc này. Số liệu thống kê cho biết, bình quân các doanh nghiệp chỉ có gần 65% tổng số lao động được khám sức khoẻ định kỳ, đặc biệt, với những doanh nghiệp công nghiệp, hoạt động trong môi trường nguy hiểm và độc hại thì con số này mới chỉ hơn 50%. Nguyên nhân là do để thực hiện được các chương trình bảo hộ lao động như trên sẽ mất một phần kinh phí không nhỏ, mà các chủ doanh nghiệp thì luôn chỉ tính toán lợi ích kinh tế, vì thế có thể hệ thống y tế của doanh nghiệp còn không được đảm bảo huống hồ là sức khoẻ của người lao động. Đặc biệt, những người lao động trong khu vực kinh tế này còn phải đương đầu với cường độ lao động rất căng thẳng. Số liệu điều tra về sức khoẻ của một số lao động trong dây truyền lắp ráp cho thấy: Nhịp điệu thao tác tăng gần 2 lần, mức độ mệt mỏi tăng 1,2 lần, chỉ số thần kinh tâm lý và thị giác giảm hẳn so với trước khi tham gia lao động.

Đứng trước vấn đề bức xúc này, ngày 22/06/1990 , nghị đinh 233/HĐBT và thông tư số 19/LD-TBXH ban hành ngày 31/12/1990 đã được phê duyệt, quy định

về chế độ bảo hộ lao động cho những người công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Và đến năm 1993, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam đã nghiên cứu và triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động trong các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

Là công ty bảo hiểm lâu đời nhất tại tỉnh Phú Thọ - Một khu vực công nghiệp đây tiềm năng, Bảo Việt Phú Thọ đã và đang có được rất nhiều lợi thế để phát triển nghiệp vụ bảo hiểm này. Được sự chỉ đạo tận tình và sát sao của Tổng công ty Bảo Việt, Bảo Việt Phú Thọ đã bắt tay vào triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động. Quy trình triển khai nghiệp vụ này gồm ba khâu cơ bản sau:

- Khâu khai thác

- Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất - Khâu giám định bồi thường

Ba khâu này không hoàn toàn độc lập với nhau mà chúng có mối liên hệ tác động qua lại. Mỗi khâu có vị trí và vai trò độc lập, nhưng chúng đều góp phần đen lại kết quả cho hoạt động kinh doanh nghiệp vụ. nếu một khâu được thực hiện tốt thì nó sẽ tạo tiền đề cho ciệc thực hiện các khâu còn lại so hiệu quả và ngược lại. Chẳng hạn, nếu khâu khai thác hoàn thành tốt thì sẽ đem lại doanh thu phí bảo hiểm cao, mở rộng được số đối tượng khách hàng tham gia bảo hiểm, từ đó có cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, dẫn đến giảm rủi ro có thể gây bồi thường. Nhưng nếu việc đề phòng và hạn chế tổn thất không hiệu quả hoặc chất lượng giám định và giải quyết bồi thường không tốt thì cũng làm cho việc phải chi bồi thường lớn, dẫ đến việc dù có khai thác tốt thế nào thì lợi nhuận cũng không cao.

Để phân tích tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại Bảo Việt Phú Thọ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từng khâu để thấy được những thành quả mà công ty đã đạt được cũng như những tồn tại hạn chế cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá tổng quát về quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này tại đây

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT PHÚ THỌ (Trang 37)