Nhìn chung, các doanh nghiệp trên thị trường đều sử dụng hình thức huy động vốn bằng nguồn nợ. Trong 3 năm 2011-2013, tỷ trọng nguồn nợ của công ty 26 chiếm phần lớn trong cấu trúc nguồn vốn. Cụ thể là: năm 2011, tỷ trọng nợ trên tổng nguồn
vốn là 75,9%, trong năm 2012 là 67,26%, năm 2013 là 71,84%. Tuy tình hình nguồn nợ của công ty có sự biến động nhưng vẫn đạt mức khá cao. Thêm vào đó, nguồn nợ của công ty chủ yếu được huy động bằng nguồn nợ ngắn hạn. Ưu điểm của hình thức này là công ty có thể dễ dàng linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh cấu trúc vốn. Tuy nhiên, nhược điểm tồn tại của nó là công ty luôn phải thanh toán lãi và gốc trong thời gian ngắn, dẫn đến tình hình tài chính của công ty luôn căng thẳng. Tuy nhiên, nếu sử dụng tốt nguồn vốn này thì lợi ích công ty nhận được là khá lớn.
Trong 3 năm 2011-2013, tình hình doanh thu của công ty khá ổn định, thêm vào đó tình hình sử dụng vốn cũng được xem là có hiệu quả. Điều này thể hiện ở chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) của công ty có mối quan hệ cùng chiều với chi phí bình quân gia quyền (WACC) như đã nói ở trên.
Công ty vẫn chưa áp dụng được hình thức sử dụng vốn cổ phần ưu đãi cũng như phát hành trái phiếu để huy động vốn. Ưu điểm của 2 hình thức này là chi phí ổn định, không biến động như chi phí lãi vay ngân hàng. Chi phí cổ phần ưu đãi luôn nhỏ hơn chi phí cổ phần thường nên giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
Nhìn chung, cấu trúc vốn hiện tại của công ty là khá phù hợp với tình trạng nền kinh tế trong giai đoạn này. Tuy rủi ro tài chính tăng cao nhưng ở thời điểm hiện tại công ty vẫn đang phát triển khá ổn định và đang có dấu hiệu tích cực, thêm vào đó, lãi suất cho vay trên thị trường cũng đang giảm ở mức hợp lý vì vậy mà rủi ro kinh doanh cũng không đáng ngại với công ty. Do đó, công ty nên duy trì cấu trúc vốn mục tiêu chứ không nên tái cấu trúc nguồn vốn.