Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận trong 3 năm 2011-

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích cấu trúc vốn và chi phí vốn của Công ty Cổ phần 26.PDF (Trang 39)

cổ phần 26

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 26

ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012-2013 Giá trị % Giá trị %

1. Doanh thu thuần 387.371,3 456.037,2 424.380 68.665,9 17,73 (31.657,2) (6,94) 2. Giá vốn hàng bán 339.620,3 388.697,3 371.436,3 49.077 14,45 (17.261) (4,44) 3. Doanh thu tài chính 7.323,5 7.123,6 6.147,7 (199,9) (2,73) (975,9) (13,7)

4. Chi phí tài chính 144 7,3 0 (136,7) (94,93) (7,3) (100)

5. Chi phí bán hàng 9.064,5 10.992,2 11.978,1 1.927,7 21,27 985,9 8,97 6. Chi phí quản lý DN 22.581,7 28.695,6 17.889,4 6.113,9 27,07 (10.806,2) (37,66)

7. Lợi nhuận sau thuế

TNDN 17.192,7 23.812,5 21.673,8 6.619,8 38,5 (2.138,7) (8,98)

(Nguồn : Số liệu tính toán từ BCTC của công ty)

Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy các chỉ tiêu có dự thay đổi lớn qua các năm. Cụ thể là:

- Về doanh thu:

+ Doanh thu thuần của công ty (bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu) trong 3 năm có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2012 doanh thu thuần của công ty có sự tăng trưởng so với năm 2011, từ 387.371,3 triệu đồng đến 456.037,2 triệu đồng tăng 68.665,9 triệu đồng tương ứng với 17,73%. Con số này thể hiện nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty dẫn đến nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng nên công ty nhận được rất nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn.

Điều đó chứng tỏ định hướng đúng đắn của công ty, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại lợi nhuận kinh doanh để từ đó thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Sang đến năm 2013, doanh thu có chiều hướng đi xuống, tuy nhiên chỉ giảm một lượng không đáng kể là 6,94%. Sự giảm sút này được hình thành từ nhiều nguyên nhân, một trong những tác động chính dẫn đến sự đi xuống này là do công ty tăng giá bán một số các sản phẩm dẫn đến việc khách hàng mua hàng giảm đi.

+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: Năm 2011 doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 7.323,5 triệu đồng, năm 2012 đạt 7.123,6 triệu đồng, giảm 199,9 triệu đồng tương ứng 2,73%. Sang năm 2013, doanh thu tiếp tục giảm 975,9 triệu đồng tương đương với 13,7%. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu đến từ các hoạt động đầu tư góp vốn, lãi từ hoạt động bán hàng trả chậm của công ty. Mặc dù mức giảm là một con số không đáng kể nhưng cũng giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại hoạt động trong năm qua chưa chú trọng trong việc đầu tư tài chính khiến nguồn thu từ hoạt động này chưa đạt được hiệu quả.

- Về chi phí:

+ Giá vốn h ng bán: Năm 2012 tăng 49.077 triệu đồng tương ứng với

14,45%. Giá vốn hàng bán của công ty chủ yếu được xác định bởi giá của hàng hóa đầu vào và những chi phí phụ trợ liên quan đến quá trình thu mua, do mức lạm phát trong năm 2012 vẫn còn khá cao làm giá hàng hóa nhập khẩu đầu vào tăng ảnh hưởng tới giá vốn. Việc tăng giá vốn hàng bán ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. Do đó, đến năm 2013, công ty phải có những biện pháp, chính sách tiết kiệm cụ thể để giảm thiểu tối đa các chi phí sản xuất không cần thiết giúp làm giảm giá vốn hàng bán, cụ thể giảm 17.261 triệu đồng, tương đương với 4,44% so với năm 2012. Nhìn chung, giá vốn hàng bán biến động cùng chiều với doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tuy nhiên mức tăng giảm của giá vốn hàng bán ở mức thấp hơn.

+ Chi phí tài chính: Chi phí của hoạt động tài chính trong năm 2012 là 7,3

triệu đồng giảm 136,7 triệu đồng tương đương 94,93% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 công ty thắt chặt điều kiện chiết khấu thanh toán nên chiết khấu thanh toán cho khách hàng giảm dẫn đến chí phí tài chính của năm 2012 giảm đáng kể. Đến năm 2013, công ty không phát sinh chi phí tài chính, đạt mức giảm tuyệt đối 100% so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty đã trả được hết nợ của các năm trước. Chi phí

30

tài chính giảm giúp công ty giảm bớt áp lực trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Ngoài ra công ty không đi vay ngắn hạn cũng như dài hạn nên không phát sinh chi phí lãi vay trong cả ba năm.

+ Chi phí bán hàng: Cả 2 năm 2012 và 2013 đều tăng so với năm trước đó, cụ

thể là năm 2012 tăng 21,27% so với năm 2011, năm 2013 tăng 8,97% so với năm 2012. Mức tăng này thể hiện việc công ty đã đầu tư thêm vào vật liệu, bao bì, dụng cụ đồ dùng phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, một phần cũng là do công ty tăng hoa hồng bán hàng.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí dành cho quản lý doanh nghiệp của

công ty năm 2011 là 22.581,7 triệu đồng và năm 2012 là 28.695,6 triệu đồng tăng 6.113,9 triệu đồng tương ứng mức tăng 27,07%. Sự gia tăng này là do công ty đã nới lỏng chi phí quản lý doanh nghiệp như tăng lương, phụ cấp cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp. Đồng thời việc mở rộng các mối quan hệ làm ăn của công ty ví dụ như tiếp khách hay tổ chức hội nghị khách hàng cũng làm tăng chi phí. Đến năm 2013, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh với con số 10.806,2 triệu đồng tương ứng với mức giảm 37,66% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh doanh không mấy khả quan nên công ty đã thực hiện chính sách cắt giảm nhân sự dẫn đến các chi phí phát sinh cũng giảm đi. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt việc tối thiểu hóa chi phí.

- Về lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2011 là 17.192,7 triệu đồng và năm 2012 đã tăng lên 6.619,8 triệu đồng so với năm 2011, đạt 23.812,5 triệu đồng. Như vậy trong hai năm vừa qua có thể thấy Công ty hoạt động hiệu quả hơn, tuy nhiên mức tăng này vẫn là nhỏ so với tổng doanh thu đã tăng lên rất nhiều, do vậy Công ty cần phải có những biện pháp quản lý chi phí tiết kiệm hơn để lợi nhuận các năm tiếp theo càng gia tăng. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 2.138,7 triệu đồng tương đương với mức giảm 8,98%. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút này là do sự giảm sút từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận sau thuế giảm cho thấy sự khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.1.4.2. Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần 26

Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần 26

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011-2012

Chênh lệch 2012-2013 1. TSNH 321.364 268.282,2 333.370,7 (53.081,8) 65.088,5 Tiền, các khoản tương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đương tiền 105.328 122.119,1 187.272,4 16.791,1 65.153,3

Các khoản phải thu 31.605,3 28.492,9 29.711,5 (3.112,4) 1.218,6 Hàng tồn kho 176.231,6 115.167,8 113.384,5 (61.063,8) (1.783,3)

2. TSDH 19.188,2 18.600,8 25.451 (587,4) 6.850,2

Tổng TS 340.552,2 286.883 358.821,7 (53.669,2) 71.938,7

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của công ty)

Nhìn tổng quan bảng cân đối kế toán năm 2011-2013 ta thấy rằng tổng tài sản của công ty năm 2012 biến động giảm so với năm 2011 là 53.669,2 triệu đồng tương ứng với 15,76% và năm 2013 tăng lên so với năm 2012 là 71.938,7 triệu đồng tương ứng với 25,08%, ta có một số đánh giá như sau:

Tình hình tài sản năm 2012 nhìn chung giảm so với năm 2011 do trong năm 2012. TSNH và TSDH đều giảm, TSNH có phần giảm mạnh hơn. Sự biến động này là do các nguyên nhân sau:

Về TSNH:

Trong năm 2012, mặc dù tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên 16.791,1 triệu đồng tương đương 15,94% nhưng không đủ bù đắp cho sự giảm sút của các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh, trong năm 2012 công ty có thêm nhiều khách hàng hơn, có các gói dịch vụ đi kèm nên đã thu hút được khá nhiều người đến với công ty. Công ty cũng chủ động tăng khoản dự trữ tiền này lên để có thể ứng phó kịp thời với thị trường nguồn hàng hóa ngoài thị trường có giá biến động. Tuy nhiên không nên dự trữ tiền quá nhiều sẽ làm giảm khả năng sinh lời của tiền cũng như chi phí cơ hội khi tiền không được đầu tư vào tài sản sinh lời khác, công ty chỉ nên giữ

32

một lượng tiền vừa đủ để đảm bảo tính thanh khoản cho công ty. Trong khoản phải thu ngắn hạn của công ty, trả trước cho người bán chính là khoản giảm mạnh khiến cho khoản phải thu giảm xuống. Lý do là những năm qua, công ty đã xây dựng được uy tín với các doanh nghiệp cung cấp, trở thành bạn hàng lâu năm đáng tin cậy. Nhờ vào sự tin tưởng của các nhà cung cấp mà công ty đã giảm đáng kể khoản chi phí ứng trước này, thay vào đó có thể đầu tư vào các tài sản sinh lời khác. Hàng tồn kho giảm so với năm 2011 là do công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn và công ty cũng đã chủ trương thay đổi chính sách trong việc quản lý hàng tồn kho nên lượng hàng tồn kho đã giảm đi đáng kể từ đó giúp công ty giảm được các khoản chi phí lưu kho, bảo quản hàng tồn kho, chi phí quản lý hàng tồn kho mà lượng hàng trong kho vẫn đủ đáp ứng nhu cầu tức thời của khách hàng.

Về TSDH:

Tình hình tài sản năm 2013 lại có dấu hiệu khả quan hơn so với năm 2012, cụ thể là tăng lên 71.938,7 triệu đồng đạt mức 358.821,7 triệu đồng, do TSNH và TSDH đều tăng lên. TSNH tăng lên là do công ty tăng dự trữ tiền mặt, tăng các khoản phải thu ngắn hạn và TSNH khác. Năm 2013, công ty có giảm dự trữ hàng tồn kho, tuy nhiên mức giảm này không bù đắp được sự tăng lên của các yếu tố trên. TSDH năm 2013 cũng tăng lên do công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ và TSDH khác. Nhìn chung, TSDH năm 2013 tăng hơn so với năm 2012.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích cấu trúc vốn và chi phí vốn của Công ty Cổ phần 26.PDF (Trang 39)