Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích cấu trúc vốn và chi phí vốn của Công ty Cổ phần 26.PDF (Trang 26)

Khi hoạch định cấu trúc vốn tối ưu các nhà quản trị cần lưu ý các yếu tố ảnh hưởng cấu trúc vốn của doanh nghiệp như sau:

Rủi ro doanh nghiệp: Rủi ro phát sinh đối với tài sản của doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp không sử dụng nợ. Doanh nghiệp nào có rủi ro càng lớn càng hạ thấp tỷ lệ nợ tối ưu.

Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: Đối với những doanh nghiệp có doanh thu tương đối ổn định thì có thể sử dụng nợ vay nhiều hơn, do khi đó sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khoản kinh doanh có lãi sẽ dùng để trả lãi vay. Trong

16

trường hợp này tỷ trọng vốn huy động trong tổng số vốn huy động của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại.

Các tiêu chuẩn ngành: Cấu trúc vốn giữa các ngành công nghiệp khác nhau thường rất khác nhau. Những ngành công nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay vốn chậm như hầm lò, khai thác khoáng sản,... thì cơ cấu nguồn vốn sẽ nghiêng về VCSH. Ngược lại, những ngành có mức cầu về sản phẩm ít biến động, vòng quay vốn nhanh thì thường sử dụng nhiều nợ vay hơn. Các nhà phân tích tài tài chính và các nhà đầu tư thường so sánh rủi ro tài chính của doanh nghiệp, đo lường bởi các tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán chi phí tài chính cố định và tỷ lệ đòn bẩy hay các định mức của ngành hoạt động. Tóm lại, các nghiên cứu về tác động hoạt động của ngành đối với cấu trúc vốn thường đi đến kết luận cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp cá thể.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Chi phí lãi vay là chi phí được tính khấu trừ vào thu nhập chịu thuế, trong khi cổ tức lại không. Điều này đã khiến cho doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều hơn là dùng cổ phiếu thường. Việc sử dụng nợ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí lãi vay là khoản khấu trừ thuế. Vì vậy, thuế TNDN càng cao thì lợi thế của việc sử dụng nợ đối với doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, điều này sẽ không còn ý nghĩa đối với những doanh nghiệp được ưu đãi hay vì lý do nào đó mà thuế suất thuế TNDN ở mức thấp hoặc bằng 0.

Sự chủ động về tài chính: Sử dụng nhiều nợ làm giảm đi sự chủ động về tài chính đồng thời làm xấu đi tình hình bảng cân đối kế toán khiến cho các nhà cung cấp vốn ngần ngại cho vay hay đầu tư vào các doanh nghiệp này.

Quyền kiểm soát doanh nghiệp: Các doanh nghiệp coi trọng quyền kiểm soát công ty sẽ thận trọng trong việc phát hành thêm cổ phiếu mới ra công chúng để huy động vốn. Các giám đốc sẽ điều chỉnh tỷ lệ chi trả cổ tức để tránh việc bán cổ phần thường ra bên ngoài nếu cần sự tài trợ từ bên ngoài. Cụ thể là các chứng khoán an toàn nhất sẽ được phát hành trước và bán vốn cổ phần sẽ là giải pháp cuối cùng.

Lãi suất thị trường: Khi lãi suất thị trường tăng thì các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tính toán hợp lý giữa chi phí đầu vào và sản phẩm đầu ra đưa đến tay người tiêu dùng. Khi đó doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để tồn tại trên thị trường. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm, các doanh nghiệp có xu hướng vay nợ nhiều hơn, mở rộng quy mô sản xuất và tìm kiếm thị trường tiềm năng. Điều đó chứng tỏ rằng, nếu lãi suất thị trường trong tương lai có xu hướng tăng thì doanh nghiệp sẽ sử dụng trái phiếu nhiều hơn ở thời điểm hiện tại.

Thái độ của chủ nợ: Những doanh nghiệp có uy tín cao trên thị trường sẽ dễ dàng được các chủ nợ chấp nhận cho vay. Thông thường các chủ nợ thích các doanh nghiệp có cấu trúc vốn nghiêng về VCSH, do các doanh nghiệp này sẽ có khả năng thanh toán nợ đúng hạn và mức độ an toàn của một đồng vốn mà chủ nợ bỏ ra cũng cao hơn so với các doanh nghiệp có ít VCSH.

Tính linh hoạt về mặt tài chính: Là khả năng huy động vốn với những điều khoản hợp lý. Mức độ biến động trong tương lai của vốn và hậu quả của việc thiếu hụt vốn có ảnh hưởng tới cấu trúc vốn mục tiêu. Phần lớn các nhà quản lý tài chính đặt mục tiêu là luôn ở trong trạng thái sẵn sàng vay vốn để hỗ trợ cho các hoạt động thậm chí cả trong những điều kiện xấu. Do vậy, họ muốn duy trì một khả năng vay nợ ở mức nhất định.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích cấu trúc vốn và chi phí vốn của Công ty Cổ phần 26.PDF (Trang 26)