Bảng 2.10: Các tỷ số đo lường cấu trúc vốn của công ty
ĐVT: %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Hệ số nợ 75,95 67,26 71,84
Hệ số nợ ngắn hạn 75,2 63,89 69,31
Hệ số nợ dài hạn 0,75 3,37 2,53
Hệ số VCSH 24,05 32,74 28,16
Hệ số nợ trên VCSH 315,81 205,4 255,13
(Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC của công ty)
Hệ số nợ cho biết cứ 100 đồng nguồn vốn tài trợ có mấy đồng hình thành từ các khoản nợ. Năm 2011 để có 100 đồng nguồn vốn cần 75,95 đồng nợ, tương tự năm 2012 cần 67,26 đồng nợ, năm 2013 cần 71,84 đồng nợ. Hệ số nợ công ty luôn ở mức cao trong cả ba năm 2011, 2012 và 2013. Năm 2012 hệ số nợ thấp nhất trong 3 năm, làm giảm độ phụ thuộc của công ty vào nguồn vay và giảm rủi ro tài chính cho công ty, sang năm 2013 hệ số này lại tăng lên khiến khả năng tự chủ của công ty thấp, công ty có dễ gặp phải rủi ro thanh toán lớn khi các khoản vay đáo hạn. Tuy nhiên, xét về khía cạnh khác thì việc tỷ trọng nợ vẫn ở mức cao so với tỷ lệ bình quân của ngành
giúp công ty tận dụng đòn bẩy tài chính từ nguồn vốn bên ngoài khai thác được lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
Hệ số nợ ngắn hạn phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2012 giảm 11,31% so với năm 2011, đến năm 2013 hệ số nợ ngắn hạn lại tăng lên 5,42% so với năm 2012. Năm 2011, 100 đồng vốn kinh doanh cần huy động từ 75,2 đồng nợ ngắn hạn, tương tự năm 2012 cần 63,89 đồng nợ ngắn hạn và năm 2013 cần 69,31 đồng nợ ngắn hạn. Hệ số nợ ngắn hạn nhìn chung chiếm phần lớn tỷ trọng trong nợ phải trả, thể hiện rằng công ty chủ yếu sử dụng phương thức vay ngắn hạn, chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp và nợ lương công nhân viên, từ đó giảm được các chi phí vay vốn từ các tổ chức tín dụng hay ngân hàng.
Hệ số nợ ngắn hạn quá cao cũng có một số hạn chế. Tuy việc vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng có ưu điểm là khắc phục khó khăn về nhu cầu vốn lưu động nhưng nếu sử dụng nguồn nợ này lại làm tăng hệ số nợ, đồng thời làm tăng rủi ro về mặt tài chính của công ty do tính chất bắt buộc phải trả lãi và hoàn trả nợ đúng hạn. Ngoài huy động vốn ngắn hạn từ ngân hàng, công ty còn tận dụng nguồn tín dụng nhà cung cấp, ưu điểm là tiện lợi và đơn giản, nó góp phần tài trợ nhu cầu vốn cho công ty. Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn vốn này công ty phải đầu tư thời gian theo dõi chi tiết các khoản nợ nhà cung cấp để chuẩn bị nguồn tiền thanh toán để đảm bảo uy tín trả nợ đúng hạn.
Hệ số nợ dài hạn phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ dài hạn. Năm 2012 tăng 2,62% so với năm 2011, đến năm 2013 hệ số nợ dài hạn lại giảm 0,84% so với năm 2012. Năm 2011, 100 đồng vốn kinh doanh cần huy động từ 0,75 đồng nợ dài hạn, tương tự năm 2012 cần 3,37 đồng nợ dài hạn và năm 2013 cần 2,53 đồng nợ dài hạn. Hệ số nợ dài của công ty tương đối thấp cho thấy công ty ít phụ thuộc vào những khoản vay dài hạn. Nợ dài hạn của công ty chủ yếu đến từ các khoản doanh thu chưa thực hiện và quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Nguồn nợ dài hạn có ưu điểm là một nguồn vốn ổn định, giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất và đa dạng hóa kinh doanh. Tuy nhiên, nợ dài hạn cũng có nhược điểm là lãi suất vay thường cao và tăng lên cùng thời hạn vay, đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao do sự biến động không lường trước được của nền kinh tế.
Hệ số vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng nguồn vốn tài trợ năm 2012 có 32,74 đồng VCSH, năm 2011 có 24,05 đồng VCSH, có một lượng vốn lớn được góp từ các chủ sở hữu đã giúp làm tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính cho công ty. Sang năm 2013 hệ số này lại có xu hướng giảm khiến cho công ty phụ thuộc nhiều hơn vào các khoản nợ nguyên nhân là do trong năm 2013 công ty muốn mở rộng quy mô sản
42
xuất kinh doanh nhưng quy mô VCSH có hạn nên phải phụ thuộc nhiều hơn vào các khoản nợ phải trả. Các khoản vay vốn để đầu tư giúp công ty được hưởng lợi từ lá chắn thuế. Khi đó lãi vay được khấu trừ trước thuế sẽ làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hệ số nợ trên VCSH là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty, cho biết tỷ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và VCSH) mà doanh nghiệp đang sử dụng. Hệ số nợ trên VCSH cho thấy cái nhìn khái quát nhất về sức mạnh tài chính hay cấu trúc tài chính của công ty. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2011 là 315,81% hay nói cách khác tổng nợ năm 2011 gấp 3,15 lần vốn chủ sở hữu trong năm đó. Năm 2012, hệ số này có xu hướng giảm, đạt mức 205,4%. Sang năm 2013, hệ số nợ trên VCSH tăng so với năm 2012 là 255,13%. Nhìn chung, tình hình hệ số nợ trên VCSH của công ty có nhiều biến động nhưng đều ở mức khá cao cho thấy nguồn vốn công ty chủ yếu là được tài trợ bằng các khoản nợ. Điều này khiến công ty gặp phải những rủi ro tài chính và khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ.