Mô hình cây trồng thích ứng rét Cây khoai tây

Một phần của tài liệu Xây dựng các mô hình cây trồng thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến động của thời tiết khí hậu dựa vào kiến thức bản địa của các cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng xã Thanh Vận, Chợ Mới, Bắc Cạn (Trang 81)

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thanh Vận

4.5.1.Mô hình cây trồng thích ứng rét Cây khoai tây

4.5.1.1. Tiêu chí lựa chọn mô hình thích ứng cây khoai tây chịu rét

Mô hình khoai tây thích ứng rét sẽ sử dụng giống khoai tây Hà Lan có thịt củ màu vàng, kết cấu chặt, có vị đậm. Mô hình sẽ

áp dụng tối đa các kinh nghiệm và kiến thức bản địa của người dân địa phương và chú ý đến những lưu ý về kỹ thuật trồng. Nguồn phân bón được sử dụng chủ yếu từ phân gia súc được ủ hoai mục với chất độn chuồng, một số cây cỏ dại và trấu bằng men ủ phân vi sinh EMIG 25G. Khi rạch hàng trồng sẽ độn rơm rạ vừa thu hoạch lúa mùa để tận dụng nguồn phân bón và tăng độ ẩm, độ xốp cho củ phát triển. Luống trồng sẽ được lên thấp và áp dụng các biện pháp chăm sóc để tăng cường khả năng sinh trưởng, chống chịu. Các tiêu chí cụ thể của mô hình cây khoai tây thích ứng rét được bình bày ở bảng 4.4

Bảng 4.8. Tiêu chí lựa chọn mô hình thích ứng cây khoai tây chịu rét

Tiêu chí Đặc điểm

Giống khoai tây

Giống khoai tây Đức, có thịt củ màu vàng

Tính phù hợp - Phù hợp với điều kiện đất đai, khả năng đầu tư của người dân: Mức độ đầu tư trung bình

khoảng 650-700 nghìn đồng/360m2) phù hợp với hộ nghèo, hộ trung bình và cả hộ giàu - Kỹ thuật canh tác và kỹ thuật để giống dựa

vào kiến thức bản địa và kinh nghiệm của người dân

- Phù hợp với cả phụ nữ và nam giới, giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi trong vụ đông.

- Cải thiện thu nhập cho mùa đông khi các cây nông nghiệp khác không cho thu nhập

Tính thích ứng biến đổi

khí hậu

- Trong điều kiện rét ngày càng kéo dài, khoai tây Đức là cây trồng có khả năng chống chịu rét tốt nhất tại xã

- Là loại cây ngắn ngày, sản phẩm thân lá có thể làm phân bón cho cây trồng vụ xuân

Tính bền vững và khả

năng nhân rộng

- Người dân địa phương có nhận thức rõ về tác động của BĐKH, cần thiết phải đa dạng hóa hoạt động sản xuất để giảm tác động của BĐKH.

- Người dân có nhu cầu phát triển cây khoai tây - Quỹ đất tại xã rất lớn (85ha) nên mô hình có khả năng nhân rộng

Khoai Tây là cây ưa lạnh. Trong điều kiện khí hậu vụ đông ở miền núi phía bắc lạnh giá, cây khoai tây có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất (nhiệt độ thích hợp cho khoai tây sinh trưởng, phát triển từ 15-250). Đặc biệt với những chân ruộng trồng lúa bao thai thu hoạch muộn (10/11), trong khi những cây trồng truyền thống như ngô, khoai lang không thể sinh trưởng, phát triển được, thì cây khoai tây tỏ ra có ưu thế và thích ứng hơn cả nên được xem là cây chịu lạnh cần được thử nghiệm mô hình và phát triển nhân rộng tại địa phương.

Điều kiện đất đai, cây khoai tây yêu cầu không quá khắt khe, trên đất cát pha, thịt nhẹ, bãi bồi ven suối đều có thể trồng. Qua thảo luận với người dân và cán bộ chuyên môn tỉnh, huyện diện tích đất này của xã vào vụ đông tương đối lớn, bao gồm gần hết diện tích đất lúa 2 vụ và 1 phần diện tích đất lúa 1 vụ hiện tại đang bỏ hoang vụ đông khoảng 40 ha.

4.5.1.2. Kiến thức bản địa sử dụng trong mô hình cây khoai tây thích ứng với rét

Tuy cây khoai tây không phải là giống cây trồng bản địa tại xã Thanh Vận, nhưng người dân đã từng trồng với quy mô

nhỏ chủ yếu để tự phục vụ cho gia đình và có một số kinh nghiệm trong sản xuất cây khoai tây:

- Khi trồng chỉ cần tạo một rãnh nhỏ khoảng 15-10 cm, đủ để đi lại và tiện chăm sóc đồng thời hạn chế hạn hán

- Khi rạch hàng trồng thay vì phải đập đất nhỏ cho tơi xốp, người dân đã tận dụng một lượng rơm rạ để độn phía dưới, rồi mới đặt củ lên, vừa tận dụng phân bón tại chỗ lại góp phần bảo vệ môi trường.

- Đối với những củ giống nhỏ người dân sử dụng cả củ để trồng, nhưng những củ to, người dân bổ nhỏ rồi chấm với tro bếp để hạn chế vi khuẩn thâm nhập, vừa tiết kiệm giống lại giảm chi phí.

- Khi tưới nước vào rãnh phải rút ngay sau 3 - 4 giờ để tránh củ thối

- Khi trồng người dân rắc thêm vôi bột để hạn chế sâu bệnh

- Tưới vào buổi sáng để rửa lá hạn chế sương muối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn phân bón tại chỗ

4.5.1.3. Thuận lợi khó khăn khi thực hiện mô hình

Thuận lợi:

- Diện tích đất có thể trồng khoai tây trên địa bàn 2 xã nghiên cứu tương đối lớn (85 ha).

- Một số người dân đã từng trồng khoai tây(với quy mô rất nhỏ chủ yếu để dùng cho gia đình) và đã có một số kinh nghiệm. - Hiện nay thị trường đầu ra cho sản phẩm củ khoai tây tương đối mở. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay lượng khoai tây thương phẩm sử dụng chủ yếu do nhập từ nơi khác về. Thanh Vận không xa Thị xã Bắc Kạn (20 km) và chợ trung tâm Thành phố Thái Nguyên (80 km) nên sản phẩm không chỉ cung cấp cho tiêu dùng trên địa bàn tỉnh mà có thể mở rộng cung cấp cho các tỉnh lân cận.

- Hệ thống chính sách của tỉnh Bắc Kạn hiện nay đang khuyến khích người dân trong địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn huyện Chợ Mới nói riêng tích cực mở rộng diện tích cây trồng vụ đông để tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Người dân cho biết khó khăn nhất khi trồng khoai tây trên địa bàn xã nghiên cứu là vấn đề quản lý sâu bệnh hại. Theo người dân, khi trồng khoai tây thường bị kiến đỏ tấn công phá hại củ trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch làm giảm chất lượng sản phẩm. Hơn nữa do thời vụ trồng muộn vào trung tuần tháng 11 (cây trồng trước- lúa bao thai giải phóng chậm) làm cho thời điểm thu hoạch cũng muộn (thường sau Tết Nguyên Đán) trong khi nhu cầu thị trường cần nhiều nhất vào dịp Tết, nên giá bán bị giảm.

Một phần của tài liệu Xây dựng các mô hình cây trồng thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến động của thời tiết khí hậu dựa vào kiến thức bản địa của các cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng xã Thanh Vận, Chợ Mới, Bắc Cạn (Trang 81)