Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng các mô hình cây trồng thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến động của thời tiết khí hậu dựa vào kiến thức bản địa của các cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng xã Thanh Vận, Chợ Mới, Bắc Cạn (Trang 27 - 32)

Theo dự đoán, Việt Nam là một trong số ít nước sẽ phải chịu hậu quả tác động nặng nề nhất của BĐKH. Mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng đất thấp rộng lớn - các hệ sinh thái đất ngập nước của các đồng bằng lớn nhất cả nước - nơi ở của các cộng đồng dân cư lâu đời, cái nôi của nền văn minh lúa nước, vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất và các sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài bản địa bao gồm cả các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.

Theo Van Urk and Misdorp (1996) và Pilgrim (2007), nếu nhiệt độ tăng 2oC, mực nước biển dâng 1m, có thể làm mất 12,2% diện tích đất, là nơi cư trú của 23% dân số (khoảng 17 triệu người). Riêng với đồng bằng song Cửu Long, nếu mực nước biển dâng như kịch bản vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng, mùa màng bị thiệt hại nghiêm trọng do lũ lụt và úng. Nếu mực nước dâng 1m mà không có các hoạt động ứng phó, phần lớn diện tích ĐBSCL sẽ hoàn toàn bị ngập nhiều thời gian dài trong năm, và thiệt hại tài sản ước tính

lên tới 17 tỷ USD. BĐKH còn ảnh hưởng đến các thủy vực nội địa (sông, hồ, đầm lầy…) do sự thay đổi nhiệt độ nước và mực nước, thay đổi thời tiết (mưa, bão, hạn hán,…), tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và cường độ của những trận lũ và hạn hán làm giảm sản lượng sinh học bao gồm cả các cây trồng nông, công và lâm nghiệp, và sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật bản địa, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

BĐKH đang là một trong những thách thức quan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững ở vùng miền núi phía bắc. Trong 5 năm vừa qua thiên tai đã cướp đi sinh mạng của hơn 400 người, làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng (hơn 50 nghìn trâu bò bị chết rét trong năm 2008, hàng nghìn ha hoa màu bị đất vùi hoặc lũ cuốn trôi..) (Nhóm công tác BĐKH, 2011) [4]. BĐKH ở vùng miền núi phía bắc có nhiều biểu hiện khác với khu vực Trung bộ, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, do là vùng có thu nhập thấp nên tỷ lệ thiệt hại do những hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan cao hơn các vùng khác (Nhóm công tác BĐKH, 2011) [4].

2.3.1.1. Diễn biến BĐKH tại Việt Nam

Nhiệt độ: theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm

qua ( 1951 đến 2000) nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,70C. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1931 đến 1960). Những năm gần đây, số ngày nắng đã tăng lên ở nhiều nơi rõ rệt nhất là các tỉnh phía Nam, phù hợp với xu thế tăng nhiệt độ.[14]

Không khí lạnh: trong những năm gần đây do xu thế

nhiệt độ nóng lên toàn cầu và BĐKH, số đợt không khí lạnh tràn về nước ta cũng giảm đi nhưng cường độ và diễn biến bất lợi hơn so với quy luật thường thấy (Trần Công Minh, 2007).[9]

Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu là không khí lạnh có xu hướng lệch về phía Đông, do đó ảnh hưởng đến phía Nam nước ta nhiều hơn dù cường độ không lớn.

Bão và áp thấp nhiệt đới: Bão ở Việt Nam thường bắt

đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 12. Tuy nhiên, trong những năm gần đây mùa bão thường kết thúc muộn hơn( tháng 1 đến tháng 2 năm sau). Hơn nữa số cơn bão có cường độ mạnh hơn, quỹ đạo dịch chuyển dần về vĩ độ phía Nam và nhiều cơn bão có

quỹ đạo di chuyển dị thường và trái quy luật của bão và áp thấp nhiệt đới đã xảy ra ở Việt Nam nhiều hơn trong những năm qua (Lê Thị Hoa Sen, 2009) [13], (Trần Thục, 2009) [17].

Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của

lượng mưa trung bình trong 9 thập kỷ vừa qua( 1911 đến 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên nhưng cũng có giai đoạn giảm xuống. Số trận mưa lớn diễn ra ngày một nhiều hơn nhưng thời gian có mưa ngắn lại. Điều đáng quan tâm là, trong một vài năm gần đây, mưa lớn có thể xuất hiện ở bất cứ tháng nào trong năm và mưa cực lớn vẫn có thể xảy ra vào các tháng ít mưa.[1], (Trần Thục, 2009) [17].

Mực nước biển: theo số liệu quan trắc trong khoảng 50

năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20 cm, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.

2.3.1.2. Dự kiến xu thế BĐKH Việt Nam trong những năm tới.

Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của Việt Nam. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam. Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,60C ở Tây Bắc, 2,50C ở Đông Bắc, 2,80C ở Bắc Trung Bộ, 1,90C ở Nam Trung Bộ, 1,60C ở Tay Nguyên và 2,00C ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ năm 1980 đến năm 1999 (Trần Thục, 2009) [17], (Bùi Cách Tuyết, 2008) [20].

Mức thay đổi lượng mưa:

Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở tất cả các vùng khí hậu ở nước ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu. Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7 đến 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2 đến 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với thời kỳ 1980 đến 1999 (Trần Thục, 2009) [17].

Mực nước biển trung bình trên dải bờ biển Việt Nam có thể tăng lên 1m vào năm 2100 (Bùi Cách Tuyết, 2008) [20].

Một phần của tài liệu Xây dựng các mô hình cây trồng thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến động của thời tiết khí hậu dựa vào kiến thức bản địa của các cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng xã Thanh Vận, Chợ Mới, Bắc Cạn (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w