Theo dự báo của báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC năm 2007, cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng khoảng 1,8oC và 4.0oC vào năm 2100 tùy thuộc vào lượng thải các khí gây hiệu ứng nhà kính và mực nước biển toàn cầu có thể tăng bất cứ nơi nào giữa 180 mm và 590 mm.
Bảng 2.1. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp trong vòng 50 năm tới
Yếu tố khí hậu
Thay đổi dự kiến vào năm 2050 Mức dự đoán Ảnh hưởng đến nông nghiệp CO2 Tăng từ 360 ppm đến 450 - 600 ppm Rất cao
Tốt cho cây trồng: tăng quang hợp, giảm sử dụng nước Mực nước Biển dâng Tăng 10 – 15 cm ở phía Nam Rất cao Mất đất, xói mòn ven biển, lũ lụt, xâm nhập mặn của nước ngầm Nhiệt độ Tăng 1-2 o C. Mùa
đông ấm lên nhiều
Cao Mùa vụ nhanh hơn,
hơn so với mùa hè. Tăng tần số của sóng nhiệt phạm vi dịch chuyển về những khu vực vùng cao phía bắc, áp lực nhiệt, tăng bốc hơi Lượng
mưa
Thay đổi theo mùa ±
10% Thấp
Tác động đến nguy cơ hạn hán, khai thác thủy lợi cung cấp nước
Bão gió
Tăng tốc độ gió, đặc biệt là ở phía bắc. Lượng mưa nhiều hơn với cường độ cao. Rất thấp Xói mòn đất, giảm khả năng thẩm thấu của mưa Thiên tai
Sự gia tăng ở hầu hết các hiện tượng khí hậu. Dự đoán không chắc chắn
Rất thấp
Thay đổi nguy cơ gây tổn hại (đợt nắng nóng, sương giá, hạn hán, lũ lụt), ảnh hưởng đến cây trồng và hoạt động sản xuất nông nghiệp
Chiến lược thích ứng trong sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng và cần thiết để bảo đảm tiếp tục cho hoạt động sản xuất lương thực. Theo Smit và Skinner (2002), trước hết, chiến lược thích ứng có thể giảm được tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp trên các phương diện năng suất cây trồng và vật nuôi, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và chi phí đầu vào. Thứ hai, với sự tác động của các chiến lược thích ứng, nông dân có thể tiếp tục và tăng năng suất của cây trồng vật nuôi cũng như NTTS. Và cuối cùng những chiến lược thích ứng này còn đảm bảo an ninh lương thực không chỉ cho người dân sống ở vùng nông thôn mà cả những người dân ở thành thị trong bối cảnh BĐKH toàn cầu. Vì vậy, chiến lược thích ứng là cần thiết để giảm thiểu tác động, giữ và nâng cao các kết trong sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực.
Thích ứng trong sản xuất nông nghiệp có rất nhiều hình thức bao gồm thay đổi mùa vụ sản xuất, ngày gieo trồng, chọn loài hoặc giống cây trồng và vật nuôi, phát triển các giống mới, cải thiện nguồn cung cấp nước và hệ thống thủy lợi, kỹ thuật trên đất trồng trọt điều chỉnh và quản lý đầu vào, cải thiện các
điều kiện thời tiết và mùa vụ thông qua dự báo (Burton and Lim, 2005). Bên cạnh các chiến lược thích ứng, các nỗ lực đế giảm thiểu BĐKH cũng được chính phủ Việt Nam coi trọng. Các chương trình trồng rừng, bảo vệ rừng và giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đã và đang được tuyên truyền và xem xét lồng ghép vào các chiến lược phát triển kinh tế xã hội.