Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Xây dựng các mô hình cây trồng thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến động của thời tiết khí hậu dựa vào kiến thức bản địa của các cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng xã Thanh Vận, Chợ Mới, Bắc Cạn (Trang 44)

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thanh Vận

3.4.1.Phương pháp thu thập thông tin

Trong quá trình nghiên cứu một số công cụ chính được sử dụng để thu thập thập thông tin như sau:

3.4.1.1. Thu thập và nghiên cứu thông tin thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu hiện có ở cấp xã, huyện và tỉnh liên quan đến các lĩnh vực sau:

- Các báo cáo liên quan đến điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã

- Báo cáo thiệt hại do thiên tai hàng năm của huyện, xã - Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp 2010

- Các kịch bản biến đổi khí hậu cho VN, các tỉnh phía Bắc - Các nghiên cứu về kiến thức bản địa và cây trồng bản địa của xã và các vùng khác trên cả nước.

- Các chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và ứng phó BĐKH của huyện, tỉnh

3.4.1.2. Thảo luận nhóm

Công cụ này chủ yếu được sử dụng để thu thập thông tin định tính liên quan đến các nội dung chính sau:

- Biến đổi của khí hậu thời tiết xẩy ra trong mấy năm gần đây;

- Tác động của BĐKH đến qui mô và mức độ thiệt hại của sản xuất nông nghiệp

- Tác động của BĐKH đến từng loại cây trồng và vật nuôi tại địa phương

- Các hoạt động thích ứng của cộng đồng người dân địa phương để hạn chế tác động

- Các kiến thức bản địa trong dự đoán biến đổi khí hậu và hoạt động thích ứng nào xuất phát từ kiến thức bản địa.

- Các loại cây trồng bản địa, kỹ thuật bản địa và kinh nghiệm của người dân trong SXNN thích ứng với BĐKH (giữ giống, làm đất, thời vụ, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, cơ cấu cây trồng, mùa vụ vvv...)

- Lựa chọn mô hình cây trồng thích ứng với BĐKH ở địa phương (loại cây trồng, giống, kỹ thuật canh tác? Đặc tính thích nghi, đặc điểm văn hóa, hiệu quả kinh tế, khả năng nhân rộng, nhu cầu thị trường, đối tượng hưởng lợi vvv...).

Các nội dung trên được đưa ra thảo luận nhóm có định hướng ở cộng đồng. Xã lựa chọn ra 5 nhóm, mỗi nhóm bao gồm từ 7-10 người đại diện cho các cộng đồng dân tộc chính ở tại địa phương. Các nhóm thảo luận ở mỗi xã bao gồm:

- 01 nhóm nam giới - 01 nhóm nữ giới

- 01 nhóm hiểu biết trong xã

- 01 nhóm nam dân tộc thiểu số khó khăn nhất (Dao) - 01 nhóm nữ dân tộc thiểu số khó khăn nhất (Dao)

3.4.1.3. Phỏng vấn sâu tại địa phương:

Công cụ này được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này nhằm tìm ra những thông tin sâu về kiến thức bản địa, kinh nghiệm của người dân trong SXNN thích ứng với BĐKH. Tại mỗi xã các thành phần tham gia phỏng vấn sâu bao gồm:

- Người già: 3 nam và 3 nữ - Người am hiểu: 3 người

- Cán bộ lãnh đạo xã: 01 cán bộ Hội nông dân và 01 cán bộ Hội Phụ nữa

- 3 người hiểu biết nhất được chọn ra từ các nhóm thảo luận

Một phần của tài liệu Xây dựng các mô hình cây trồng thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến động của thời tiết khí hậu dựa vào kiến thức bản địa của các cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng xã Thanh Vận, Chợ Mới, Bắc Cạn (Trang 44)