- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thanh Vận
4.6.4. Hiệu quả về môi trường
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của mô hình khoai tây tới môi trường là một vấn đề khó, đòi hỏi phải có số liệu phân tích các mẫu đất, nước và nông phẩm trong thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em xin đề cập tới một số chỉ tiêu sau:
- Mức độ sử dụng phân bón hóa học - Mức độ sử dụng thuốc trừ sâu
- Công tác ủ phân hữu từ phế thải nông nghiệp
Mức độ sử dụng phân bón hóa học
Bảng 4.14 : So sánh mức bón của nông hộ với mức bón của quy trình kỹ thuật Đơn vị: kg/ha Loại phân Khuyến cáo mức bón Thôn Pá Lải Phiêng Khả o Nà Kham Urê 270 230 305 245 Lân 675 720 700 705 Kali 297 315 380 300 Phân chuồng 17550 18850 17700 17900
Nguồn: Điều tra thực tế
Qua kết quả điều tra lượng phân bón của các hộ gia đình em có một số nhận xét như sau:
+ Do tập quán canh tác nên loại phân chủ yếu được người dân sử dụng là phân chuồng, thôn Pá Lải có lượng bón cao nhất là 18.850 kg/ha.
+ Lân được đầu tư cao hơn so với Đạm và Kali để tăng khả năng chịu lạnh của khoai tây.
+ Người dân đã chú ý sử dụng cân đối giữa phân Đạm và phân Kali đảm bảo khả năng tạo củ của cây.
Mô hình Khoai tây khá thân thiện với môi trường do người dân sử dụng nhiều phân hữu cơ và bón cân đối các loại phân vô cơ, từ đó sẽ giảm nguy cơ suy thoái đất khi mô hình này được nhân rộng trong tương lai.
Mức độ sử dụng thuốc trừ sâu
Trong quá trình điều tra về lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong mô hình Khoai tây cho thấy các hộ gia đình đều không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Do đó không có lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong đất, trong sản phẩm và không ảnh hưởng tới môi trường và chất lượng khoai tây.
Công tác ủ phân hữu từ phế thải nông nghiệp
Người dân tận dụng thân cây khoai tây sau khi thu hoạch cùng với chế phẩm vi sinh EMIC để ủ phân hữu cơ sủ dụng cho những cây trồng vụ tới.
Bảng 4.15: Năng suất sinh khối của cây khoai tây
Thôn
Năng suất sinh khối (Tấn/ha)
Pá Lải 24,5
Phiêng Khảo 25,7
Nà Kham 28,9
Nguồn: Điều tra thực tế
Qua bảng trên chúng ta thấy thôn Nà Kham có năng suất sinh khối cao nhất 28,9 tấn/ ha. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để ủ phân hữu cơ sinh học, là hướng đi mới trong việc xử lý phế thải nông nghiệp tại nông thôn hiện nay, không gây ô nhiễm môi trường và tạo một lượng phân hữu cơ lớn, hạn chế việc sử dụng phân vô cơ gây thoái hóa đất.
Mô hình khoai tây được xây dựng tại xã Thanh Vận đã tận dụng được diện tích đất ruộng bỏ hoang sau thu hoạch do đó ngoài mang lại thu nhập cho người dân mô hình còn có hiệu quả xã hội to lớn. Kết hợp kiến thức bản địa trong quá trình chăm sóc, mô hình không gây ảnh hưởng nhiều tới môi trường và đảm bảo chất lượng nông sản.
PHẦN 5