- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thanh Vận
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
- Những biến đổi của các hiện tượng thời tiết trên đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Hạn nặng và kéo dài làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vật nuôi và khả năng sinh trưởng phát triển của cây. Sâu bệnh hại phát triển nhiều đặc biệt là bọ xít đen, đạo ôn, sâu cuốn lá,… Rét đậm và rét kéo dài làm nhiều cây trồng và gia súc chết rất nhiều và ảnh hưởng lớn đến lịch nông vụ.
- Nhiều loại cây trồng như ngô, lúa mất trắng do mưa và nắng thất thường. Mưa nắng thất thường cũng là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Do tác động của BĐKH sản xuất nông nghiệp ngày càng bấp bênh, chi phí sản xuất ngày càng gia tăng và hiệu quả kinh tế giảm dần. Do vậy, người dân phải thay đổi hoạt động sinh kế bằng
cách đi làm thuê ở nơi khác hoặc tăng cường vào rừng kiếm măng và các sản phẩm từ rừng.
- Tại xã Thanh Vận người dân đã vận dụng nhiều hoạt động khác nhau nhằm thích ứng với BĐKH. Các hoạt động thích ứng gồm những hoạt động tự chủ dựa trên kinh nghiệm và kiến thức bản địa của địa phương đồng thời cũng có những hoạt động thích ứng có kế hoạch - là những chính sách, chủ trương từ các ban ngành liên quan từ tỉnh Bắc Kạn đến huyện và xã. Tuy nhiên các chính sách, chủ trương hỗ trợ nông dân thích ứng với BĐKH chủ yếu là chuyển đổi cơ cấu cây trồng và theo dõi tình hình dịch hại. Lịch nông vụ tuy đã được xem xét, định hướng nhưng chưa thực sự phù hợp.
- Bên cạnh các hoạt động thích ứng tự chủ người dân còn có không ít các kinh nghiệm và kiến thức bản địa trong việc dự đoán các hiện tượng thời tiết xấu. Những dự đoán này phần nào hỗ trợ năng lực thích ứng cho người dân.
- Người dân cũng có rất nhiều các kiến thức bản địa về kỹ thuật canh tác và các giống cây trồng bản địa có tiềm năng vận dụng để thích ứng với BĐKH. Các kỹ thuật để giống đỗ xanh
cho tỉ lệ nảy mâm cao; kỹ thuật chăm sóc khoai tây trong điều kiện hạn và rét để tránh kiến, mối; kỹ thuật tách chồi chuối đã được xác định và vận dụng trong thích ứng BĐKH ở địa phương. Các giống cây bản địa như đỗ mốc, chuối Tây là một số trong nhiều cây bản địa có tiềm năng thích ứng BĐKH.
- Để nâng cao khả năng ứng phó của người dân với BĐKH, một số mô hình sản xuất thích ứng BĐKH đã được đề xuất gồm: mô hình cây trồng thích ứng với Rét (khoai Tây); mô hình cây trồng thích ứng với hạn (đỗ xanh); mô hình trồng xen canh chuối và gừng ta trên đất dốc
5.2. Kiến nghị
Đối với người dân địa phương:
- Phát huy các kiến thức bản địa trong sản xuất và đời sống nhằm thích ứng với BĐKH.
- Nâng cao ý thức về tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước cũng như các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
- Lập kế hoạch để ứng phó với thiên tai
Đối với các cơ quan, tổ chức liên quan:
- Có các hoạt động nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và các tác động của nó cho người dân địa phương
- Cần xem xét hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Dựa vào khả năng về tài chính và
thời gian hoạt động để lựa chọn xây dựng mô hình trình diễn thích ứng với hạn, rét hoặc mô hình nông lâm kết hợp thích ứng BĐKH đã xác định ở trên.
- Cần có những nghiên cứu cụ thể về qui luật thay đổi của thời tiết ở các xã nghiên cứu để xây dựng lịch nông vụ phù hợp nhằm giảm rủi ro trong sản xuất cho người dân.
- Cần tài liệu hóa và phổ biến rộng rãi cho người dân áp dụng tốt hơn nữa những kinh nghiệm, kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp ứng phó với BĐKH tại cộng đồng địa phương.
- Lồng ghép các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng BĐKH vào trong các kế hoạch phát triển của địa phương.