Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Xây dựng các mô hình cây trồng thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến động của thời tiết khí hậu dựa vào kiến thức bản địa của các cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng xã Thanh Vận, Chợ Mới, Bắc Cạn (Trang 55 - 60)

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thanh Vận

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hộ

4.1.2.1. Dân số và văn hóa

Xã Thanh Vận là một trong những xã nghèo nhất của huyện Chợ Mới, cộng đồng dân cư tại đây đang đối mặt với nhiều khó khăn trong sản suất nông nghiệp và trong đời sống (tỷ lệ nghèo đói cao). Các thông tin cơ bản của xã được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.1. Thông tin xã hội cơ bản của xã

STT Tiêu chí Đơn vị Thanh Vận 1 Số hộ Hộ 562 2 Dân số Ngư ời 2372 3 Số dân tộc Nhó m 4 nhóm (Tày, Dao, Nùng, Kinh) 4 Tỷ lệ nghèo đói % 48,4 5 Thu nhâp/người/năm Triệu 6,5

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Thanh Vận,2011

Xã Thanh Vận là nơi sinh sống của 4 dân tộc anh em Tày, Dao, Nùng, Kinh trong đó cộng đồng người Tày, Dao là đông dân cư nhất. Trình độ học vấn của người dân còn thấp, số người

không biết chữ vẫn còn tập trung chủ yếu ở người già - cả nam và nữ, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày là tiếng Tày, tiếng Dao, tiếng Kinh, tập trung ở nơi đất bằng phẳng, ven suối, thuận tiện cho sản suất nông nghiệp.

Tỷ lệ nghèo đói của xã Thanh Vận là 48,4%, các hộ trong nhóm nghèo bao gồm cả hộ người Tày, Kinh, Dao, Nùng. Các hộ nghèo ở hai xã gồm các hộ thiếu đất sản suất nông nghiệp, có ít đất rừng, thiếu lao động, hoặc nhà thường xuyên có người ốm đau.

4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

 Giao thông

Nhìn chung trong những năm qua được sự đầu tư của Nhà nước cộng với những đóng góp ngày công lao động của nhân dân, hệ thống mạng lưới đường giao thông bước đầu được hình thành đã đáp ứng được phần nào nhu cầu giao thông đi lại và phát triển kinh tế của địa phương.

 Năng lượng

Hiện tại đa số các thôn bản trong xã đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, tuy

nhiên do nguồn vốn đầu tư có hạn chế đặc điểm địa hình và sự phân bố dân cư do vậy hiện tại vẫn còn có một số hộ trong thôn chưa có điện lưới.

 Bưu chính viễn thông

Bưu chính viễn thông được đầu tư, tạo điều kiện cho thông tin liên lạc cho nhân dân. Hiện tại xã có 1 điểm bưu điện văn hóa xây kiên cố nằm ngay tại khu trung tâm xã, một cán bộ phụ trách, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, đọc và nghiên cứu tài liệu, sách báo của nhân dân địa phương.

 Thủy lợi

Nhìn chung hệ thống kênh mương thủy lợi của xã đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu nước tưới tiêu cho sản xuất, đạt khoảng 80% diện tích.

 Y tế

Xã có 1 trạm y tế nhà cấp 4 đã được xây mới, tình trạng cơ sở vật chất rất tốt. Chính điều này giúp cho công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ, các chương trình phòng chống các dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, được triển khai thực hiện tích cực đến các

thôn, bản, góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, không còn dịch bệnh nguy hiểm xảy ra nâng cao thể lực và sức khỏe nhân dân, làm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, cơ sở vật chất ngày càng được củng cố và tăng cường cả về trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế.

4.1.2.3. Mức độ tăng trưởng kinh tế năm 2011

Trong những năm qua, kinh tế xã Thanh Vận có bước tăng trưởng tiến bộ rõ rệt khắc phục được tình trạng khó khăn kéo dài trước đây và đang chuyển dần sang thời kỳ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 Khu vực kinh tế nông nghiệp.

• Về nông nghiệp

Bảng 4.2: Cơ cấu cây trồng nông nghiệp

STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Ghi chú 1 Lúa xuân 94 52 488 2 Lúa mùa 112 42 463 3 Ngô xuân 47 37 173 4 Ngô mùa 57 33 188 5 Lạc 1.7 13 2,2 6 Sắn 52 120 624

7 Đậu các loại 2,72 9 243

8 Rau các loại 9,5

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Thanh Vận,2011

• Về chăn nuôi

Bảng 4.3: Số lượng đàn gia súc, gia cầm

STT Loại gia súc, gia cầm Số lượng( con) Ghi chú 1 Tổng đàn trâu 765 2 Tổng đàn lợn 6.336 3 Tổng đàn gia cầm 21.246

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Thanh Vận,2011

• Về lâm nghiệp:

Trong năm qua, xã đã thực hiện tốt việc giao đất giao rừng, khoán khoanh nuôi rừng đến từng hộ gia đình. Việc quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường, các dự án trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây đặc sản được đẩy mạnh nên sản xuất lâm nghiệp của xã phát triển tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt kế hoạch đề ra.

 Khu vực kinh tế công nghiệp

Xã không có các khu công nghiệp hay cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã nhưng vẫn có các cơ sở sản xuất kinh

doanh và các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh dịch vụ quy mô nhỏ, thu hút ít lao động hiệu quả kinh tế không cao như khai thác nguyên vật liệu xây dựng cát sỏi, chế biến nông lâm sản...

 Khu vực kinh tế dịch vụ

Nhìn chung do nhiều nguyên nhân khác nhau mà kinh tế dịch vụ thương mại của xã phát triển chưa mạnh, xã đã có chợ nằm ngay trung tâm thuận lợi cho việc trao đổi lưu thông hàng hóa.

Một phần của tài liệu Xây dựng các mô hình cây trồng thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến động của thời tiết khí hậu dựa vào kiến thức bản địa của các cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng xã Thanh Vận, Chợ Mới, Bắc Cạn (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w