Nhóm cây trồng

Một phần của tài liệu Xây dựng các mô hình cây trồng thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến động của thời tiết khí hậu dựa vào kiến thức bản địa của các cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng xã Thanh Vận, Chợ Mới, Bắc Cạn (Trang 74)

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thanh Vận

4.5.1.Nhóm cây trồng

Bảng 4.6. Kết quả phân loại nhóm cây trồng tại Thanh Vận

Nguồn

Cây trồng phổ biến tại địa phương Nhóm cây trồng có giá trị hàng hóa (bán được) Giống cây trồng bản địa 1. Đất vườn

- Cây lấy gỗ: Mỡ, xoan, keo

- Cây rau: Bí đỏ, các cây rau

- Mỡ, xoan, keo - Xoan

- Bí đỏ, các cây rau gia vị

2. Đất ruộng ruộng

- Cây lương thực: Lúa Bao thai, Khang dân; ngô.

- Cây màu: Khoai lang, khoai tây; đỗ xanh; lạc địa phương

- Lúa Bao thai, Khang dân; ngô - Khoai lang; đỗ xanh; lạc địa phương - Lúa Bao thai, Khang dân. - Khoai lang, đỗ xanh, lạc địa phương

3. Đất đồi đồi rừng

- Cây lấy gỗ: Mỡ, xoan, keo

- Cây ăn quả: chuối

- Cây lương thực: Ngô, sắn cao sản, sắn địa phương

- Cây dược liệu: Gừng ta, nhân trần, hà thủ ô, sa nhân - Mỡ, xoan, keo - Chuối tây - Sắn cao sản - Gừng ta - Xoan - Chuối tây - Sắn - Gừng ta, nhân trần , hà thủ ô

Nguồn: Điều tra thực tế

- Giống lúa Bao thai là giống truyền thống chủ đạo trong sản xuất lương thực của người dân nơi đây (Theo Phòng NN&PTNT huyện Chợ Mới thì giống này chiếm 97% diện tích trồng lúa tại các xã Mai Lạp, Thanh Vận và Thanh Mai).

Thảo luận nhóm cho thấy: Người dân xã Thanh Vận chọn ưu tiên số 1 cho phát triển giống lúa Bao thai.

- Giống khoai lang địa phương cũng được duy trì phát triển vì củ có thể làm thức ăn cho người, cho gia súc hoặc mang

bán; dây khoai lang được bà con dùng làm thức ăn bổ sung cho trâu bò, lợn trong vụ đông thiếu thức ăn tự nhiên, giúp cho đàn gia súc vượt qua được các đợt rét đậm, rét hại.

- Cây đỗ xanh, lạc địa phương là giống họ đậu bản địa cũng được người dân duy trì phát triển để tiêu dùng và mang bán. Các giống này có thể bố trí vào các công thức xen canh luân canh của địa phương trên đất lúa 1 vụ đạt hiệu quả tốt.

- Giống chuối tây địa phương là giống bản địa, có chất lượng quả tốt, có thị trường tiêu thụ ổn định nên ngày càng được người dân phát triển. Người dân có mong muốn tiếp tục phát triển giống chuối này. Theo họ, trồng chuối rất có hiệu quả vì: Quả chuối dễ bán, mang lại thu nhập đáng kể; thân cây chuối có thể tận dụng để làm thức ăn bổ sung cho trâu bò, lợn, gà, ngan, ngỗng rất tốt. Đặc biệt làm thức ăn bổ sung cho trâu bò vào vụ đông khi trời rét, cỏ tự nhiên khan hiếm. Chính quyền địa phương cũng cho rằng cây chuối là một lựa chọn khả thi và mang lại hiệu quả cho bà con trên đất đồi.

Nếu kết hợp giống chuối bản địa này với quy trình thâm canh tiên tiến thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao và có thể xây dựng

vùng sản xuất chuối chuyên canh tại Thanh Vận và phụ cận cung cấp sản phẩm cho tỉnh như Bắc Kạn, Thái Nguyên…

- Cây gừng ta vừa là cây gia vị, nhưng cũng là cây dược liệu và là giống bản địa. Theo người dân cây gừng có độ thích ứng cao, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, cho thu hoạch sau trồng từ 6-8 tháng và dễ bán. Đặc biệt cây gừng ta không ưa áng sáng trực tiếp, nên có thể bố trí trong công thức trồng xen với cây ăn quả (cây chuối) trong giai đoạn đầu khi cây chưa khép tán.

Một phần của tài liệu Xây dựng các mô hình cây trồng thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến động của thời tiết khí hậu dựa vào kiến thức bản địa của các cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng xã Thanh Vận, Chợ Mới, Bắc Cạn (Trang 74)