- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thanh Vận
4.5.2. Kiến thức bản địa được sử dụng để sản xuất một số cây trồng nông nghiệp chính
trồng nông nghiệp chính
Bảng 4.7: Cây trồng nông nghiệp và KTBĐ được sử dụng Cây trồng nông nghiệp Kiến thức bản địa Cây lúa
- Kỹ thuật canh tác: Bón lót phân chuồng, sử dụng thảo mộc để trừ sâu
- Diệt bọ xít: Dùng dẻ cuốn thành cuộn to, ngâm vào nước giải rồi cắm ra ruộng hoặc cho nước vào ruộng, bọ xít bò lên lá, dùng vợt để bắt.
- Chống rét cho mạ: vãi tro bếp và phủ nilon
- Chống rét cho lúa: Tháo bớt nước chỉ còn 2-3 cm rồi sục bùn bón phân.
Cây ngô
- Trừ sâu xám: Bắt sâu ban đêm bằng tay
- Tưới nước pha phân lân khi ngô trỗ cờ bị hạn giúp cây trỗ đồng đều hơn
Cây đỗ xanh
- Hoa xoan nở thì bắt đầu thời vụ gieo trồng - Vãi tro lên cây để trừ rệp muội
- Không trồng đậu xanh trên chân đất quá tốt
Cây khoai tây
- Sử dụng phân vi sinh hoặc phân chuồng hoai mục - Lên luống thấp để hạn chế khô hạn
- Tỉa bớt thân nếu cây khoai tây mọc nhiều thân
- Trồng trên chân đất cát pha ven suối, khi lên luống cho một ít rơm rạ xuống trước khi đặt củ giống để đất tơi xốp, củ phát triển nhanh và nhẵn nhụi
Cây gừng
- Bảo quản giống trong cát, gậm sàn, tránh ánh sáng - Khi trồng tách thành những mẩu nhỏ, trồng nơi đất tốt, lượng ánh sáng vừa phải (dọc theo các khe, trồng xen với chuối trong năm đầu)
Cây chuối tây
- Sử dụng cây chuối con (cao 1-1.5m) tách từ cây mẹ không sâu bệnh, cho buồng to mập
- Khi trồng cắt ngang thân để chống hạn
- Nếu sau trồng trên 10 ngày không có mưa tiếp tục cắt vát cách vết cắt cũ 20-25 cm.
- Trồng xen ngô, lạc hay gừng trong năm đầu để tiện chăm sóc làm cỏ và hạn chế xói mòn