2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.3.2. Nhóm phương pháp xử lý số liệu, phân tích trong phòng thí
nghiệm
2.3.2.1. Phương pháp phân tích nước
• Phương pháp lấy mẫu:
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
• Phương pháp phân tích mẫu:
Phương pháp phân tích mẫu nước được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Phương pháp phân tích mẫu nước
STT Chỉ tiêu nghiên cứu Phương pháp phân tích
1 pH Đo trực tiếp bằng máy đo pH 2 DO Đo trực tiếp bằng máy
3 BOD5 Phương pháp cấy và pha loãng
4 TDS Xác định bằng phương pháp trọng lượng
5 TSS Lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh: TCVN 6625 - 2000
6 Cl- Phương pháp chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp MO).
7 NO3- Phương pháp so màu bằng thuốc thử Phenoldisunfonic
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
9 Fe phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10
– phenantrolin
10 Coliform Phương pháp màng lọc
2.3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel. Kết quả được trình bày dưới dạng bảng số liệu và biểu đồ.
2.3.2.3. Phương pháp so sánh
So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
2.3.2.4. Phương pháp ước tính lượng nước thải phát sinh
Phương pháp này nhằm mục đích ước tính được lượng nước thải đổ vào dòng suối Ngọc Tuyền để từ đó đề ra được biện pháp xử lý thích hợp. Dựa vào định mức nước cấp sinh hoạt (theo TCXDVN 33: 2006 của Bộ xây dựng) đối với đô thị loại II, đô thị loại III đến năm 2020 là 150 lít/người/ngày có thể tính được nhu cầu cấp nước của các hộ dân trong khu vực nghiên cứu.