2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
3.3.3 Đánh giá biến động chất lượng nước suối Ngọc Tuyền theo không
gian và thời gian
3.3.3.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước theo kết quả phân tích
Dựa trên các kết quả phân tích đã nêu trên cho thấy, chất lượng nước suối Ngọc Tuyền tại các vị trí như: Nước suối tại cửa động Tam Thanh có chất lượng tốt thể hiện ở các chỉ tiêu trong mẫu nước tại các tháng đều nằm trong quy chuẩn hiện hành. Nước suối tại điểm bắt đầu chảy qua khu dân cư, qua khu dân cư và tại cửa động Nhị Thanh đã bị ô nhiễm thể hiện ở đây là các thông số DO, TSS, BOD5, Amoni, Phosphat, Coliform đều không đạt giới hạn cho phép của quy chuẩn hiện hành. Cụ thể như sau:
- Kết quả phân tích tháng 11 năm 2013 chất lượng nước suối Ngọc Tuyền: Trước cửa động Tam Thanh có các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép so với quy chuẩn hiện hành. Tại điểm bắt đầu chảy vào khu dân cư có các thông số COD, BOD5, Amoni, Phosphat và Coliform vượt so với quy chuẩn hiện hành. Chất lượng nước suối Ngọc Tuyền tại các vị trí như: Sau khi chảy qua khu dân cư và cửa sau động Nhị Thanh đã bị ô nhiễm nặng hơn và thể hiện ở đây là 06 thông số: DO, CO, BOD5, Amoni, Phosphat và Coliform đều vượt quy chuẩn cho phép.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 - Kết quả phân tích chất lượng nước tại tháng 01 năm: Tại điểm trước cửa động Tam Thanh có các chỉ tiêu đều nằm trong quy chuẩn; tại 03 vị trí còn lại có các thông số DO, COD, BOD5, Amoni, Phosphat và Coliform vượt quy chuẩn cho phép.
- Kết quả phân tích tháng 03 năm 2014, chất lượng nước suối Ngọc Tuyền: Tại vị trí trước cửa động Tam Thanh hàm lượng các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong quy chuẩn Việt Nam. Tại điểm bắt đầu chảy vào khu dân cư, qua khu dân cư và tại cửa trước động Nhị Thanh nước suối bị ô nhiễm thể hiện ở các chỉ tiêu: DO, TSS, COD, BOD5, Amoni, Phosphat và Coliform đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Mức độ ô nhiễm của nước suối Ngọc Tuyền tại tháng 3 cao hơn các tháng còn lại.
- Kết quả phân tích tháng 07 năm 2014, chất lượng nước suối Ngọc Tuyền tại điểm cửa động Tam Thanh có chất lượng tốt, các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Nước suối tại điểm bắt đầu chảy vào khu dân cư có 04/12 chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép đó là chỉ tiêu COD, BOD, Amoni và Coliform. Mẫu nước tại điểm sau khi chảy qua khu dân cư và tại cửa sau động Nhị Thanh có 05/12 chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép đó là: DO,COD, BOD, Amoni và Coliform. Mức độ ô nhiễm của nước suối tại tháng 7 có xu hướng giảm hơn so với các tháng trước.
Dựa vào các kết quả phân tích thực tế chất lượng nước suối Ngọc Tuyền cho thấy dòng suối đang bị ô nhiễm chủ yếu bởi nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hộ gia đình chăn nuôi gia súc; hoạt động du lịch của du khách trong mùa lễ hội chỉ ảnh hưởng phần nhỏ đến chất lượng nước suối Ngọc Tuyền. Do vậy, phải có biện pháp xử lý thích hợp để chất lượng nước suối không bị ô nhiễm như hiện tại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
3.3.3.2. Diễn biến các thông số ô nhiễm trong chất lượng nước suối Ngọc Tuyền theo không gian và thời gian
a. Diễn biến thông số DO
Diễn biến hàm lượng DO trong nước suối Ngọc Tuyền được thể hiện tại biểu đồ 3.1 sau đây:
Biểu đồ 3.1. Biến động hàm lượng DO tại điểm nghiên cứu
Kết luận: Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng:
+ So sánh giữa các điểm phân tích: trong cả 4 tháng phân tích, thông số DO có xu hướng giảm dần từ mẫu NM2 đến NM5.
Nguyên nhân là do sau khi đi qua khu dân cư, nguồn nước suối Ngọc Tuyền phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt đổ vào nên chất lượng nước suối sau khi chảy qua khu dân cư và tại cửa sau động Nhị Thanh cao hơn so với trước khi qua khu dân cư và cửa động Tam Thanh.
+ So sánh giữa các tháng phân tích: trong các mẫu phân tích, hàm lượng DO trong tháng 7/2014 cao nhất và hàm lượng DO trong tháng 03/2014 thấp nhất.
Nguyên nhân là tháng 7/2014 là mùa mưa và không phải mùa lễ hội nên hàm lượng DO đạt cao nhất do nước có sự xáo trộn lớn và giảm độ ô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 nhiễm. Vào tháng 3/2014, đây là mùa lễ hội và mùa khô nên nguồn nước tiếp nhận một lượng chất thải lớn từ hoạt động du lịch nói chung và của khu dân cư nói riêng nên hàm lượng DO đạt giá trị thấp nhất so với các tháng khác.
b. Diễn biến thông số TSS
Diễn biến hàm lượng TSS trong nước suối Ngọc Tuyền được thể hiện tại biểu đồ 3.2 sau đây:
Biểu đồ 3.2. Biến động hàm lượng TSS tại điểm nghiên cứu
Kết luận: Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng:
+ So sánh giữa các điểm phân tích: trong cả 4 tháng phân tích, thông số TSS có xu hướng tăng dần từ mẫu NM2 đến NM5.
Nguyên nhân là do sau khi đi qua khu dân cư, nguồn nước suối Ngọc Tuyền phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt đổ vào nên chất lượng nước suối sau khi chảy qua khu dân cư và tại cửa sau động Nhị Thanh cao hơn so với trước khi qua khu dân cư và cửa động Tam Thanh.
+ So sánh giữa các tháng phân tích: trong các mẫu phân tích, hàm lượng TSS trong tháng 7/2014 thấp nhất và trong tháng 03/2014 cao nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Nguyên nhân là tháng 7/2014 là mùa mưa và không phải mùa lễ hội nên hàm lượng TSS thấp nhất do nước có sự xáo trộn lớn và giảm độ ô nhiễm. Vào tháng 3/2014, đây là mùa lễ hội và mùa khô nên nguồn nước tiếp nhận một lượng chất thải lớn từ hoạt động du lịch nói chung và của khu dân cư nói riêng nên hàm lượng TSS đạt giá trị cao nhất so với các tháng khác.
c. Diễn biến thông số COD
Diễn biến hàm lượng COD trong nước suối Ngọc Tuyền được thể hiện tại biểu đồ 3.3 sau đây:
Biểu đồ 3.3. Biến động hàm lượng COD tại điểm nghiên cứu
Kết luận: Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng:
+ So sánh giữa các điểm phân tích: trong cả 4 tháng phân tích, thông số COD có xu hướng tăng dần từ mẫu NM2 đến NM5.
Nguyên nhân là do sau khi đi qua khu dân cư, nguồn nước suối Ngọc Tuyền phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt đổ vào nên chất lượng nước suối sau khi chảy qua khu dân cư và tại cửa sau động Nhị Thanh cao hơn so với trước khi qua khu dân cư và cửa động Tam Thanh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 + So sánh giữa các tháng phân tích: trong các mẫu phân tích, hàm lượng COD trong tháng 7/2014 thấp nhất và trong tháng 03/2014 cao nhất.
Nguyên nhân là tháng 7/2014 là mùa mưa và không phải mùa lễ hội nên hàm lượng COD thấp nhất do nước có sự xáo trộn lớn và giảm độ ô nhiễm. Vào tháng 3/2014, đây là mùa lễ hội và mùa khô nên nguồn nước tiếp nhận một lượng chất thải lớn từ hoạt động du lịch nói chung và của khu dân cư nói riêng nên hàm lượng COD đạt giá trị cao nhất so với các tháng khác.
d. Diễn biến thông số BOD5
Diễn biến hàm lượng BOD5 trong nước suối Ngọc Tuyền được thể hiện tại biểu đồ 3.4 sau đây:
Biểu đồ 3.4. Biến động hàm lượng BOD5 tại điểm nghiên cứu
Kết luận: Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng:
+ So sánh giữa các điểm phân tích: trong cả 4 tháng phân tích, hàm lượng BOD5 có xu hướng tăng dần từ mẫu NM2 đến NM5.
Nguyên nhân là do sau khi đi qua khu dân cư, nguồn nước suối Ngọc Tuyền phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt đổ vào nên chất lượng nước suối sau khi chảy qua khu dân cư và tại cửa sau động Nhị Thanh cao hơn so với trước khi qua khu dân cư và cửa động Tam Thanh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 + So sánh giữa các tháng phân tích: trong các mẫu phân tích, hàm lượng BOD5 trong tháng 7/2014 thấp nhất và hàm lượng BOD5 trong tháng 03/2014 là cao nhất.
Nguyên nhân là tháng 7/2014 là mùa mưa và không phải mùa lễ hội nên hàm lượng BOD5 đạt thấp nhất do nước có sự xáo trộn lớn và giảm độ ô nhiễm. Vào tháng 3/2014, đây là mùa lễ hội và mùa khô nên nguồn nước tiếp nhận một lượng chất thải lớn từ hoạt động du lịch nói chung và của khu dân cư nói riêng nên hàm lượng BOD5 đạt giá trị cao nhất so với các tháng khác.
e. Diễn biến thông số Amoni (NH+4)
Diễn biến hàm lượng Amoni trong nước suối Ngọc Tuyền được thể hiện tại biểu đồ 3.5 sau đây:
Biểu đồ 3.5. Biến động hàm lượng (NH+4) tại điểm nghiên cứu
Kết luận: Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng:
+ So sánh giữa các điểm phân tích: trong cả 4 tháng phân tích, hàm lượng NH+4 có xu hướng tăng dần từ mẫu NM2 đến NM5.
Nguyên nhân là do sau khi đi qua khu dân cư, nguồn nước suối Ngọc Tuyền phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt đổ vào nên chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 lượng nước suối sau khi chảy qua khu dân cư và tại cửa sau động Nhị Thanh cao hơn so với trước khi qua khu dân cư và cửa động Tam Thanh.
+ So sánh giữa các tháng phân tích: trong các mẫu phân tích, hàm lượng NH+4 trong tháng 7/2014 thấp nhất và hàm lượng NH+4 trong tháng 03/2014 là cao nhất.
Nguyên nhân là tháng 7/2014 là mùa mưa và không phải mùa lễ hội nên hàm lượng NH+4 đạt thấp nhất do nước có sự xáo trộn lớn và giảm độ ô nhiễm. Vào tháng 3/2014, đây là mùa lễ hội và mùa khô nên nguồn nước tiếp nhận một lượng chất thải lớn từ hoạt động du lịch nói chung và của khu dân cư nói riêng nên hàm lượng NH+4 đạt giá trị cao nhất so với các tháng khác.
f. Diễn biến thông số Phosphat
Diễn biến hàm lượng Phosphat trong nước suối Ngọc Tuyền được thể hiện tại biểu đồ 3.6 sau đây:
Biểu đồ 3.6. Biến động hàm lượng Phosphat tại điểm nghiên cứu
Kết luận: Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng:
+ So sánh giữa các điểm phân tích: trong cả 4 tháng phân tích, hàm lượng Phosphat có xu hướng tăng dần từ mẫu NM2 đến NM5.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 Nguyên nhân là do sau khi đi qua khu dân cư, nguồn nước suối Ngọc Tuyền phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt đổ vào nên chất lượng nước suối sau khi chảy qua khu dân cư và tại cửa sau động Nhị Thanh cao hơn so với trước khi qua khu dân cư và cửa động Tam Thanh.
+ So sánh giữa các tháng phân tích: trong các mẫu phân tích, hàm lượng Phosphat trong tháng 7/2014 thấp nhất và hàm lượng Phosphat trong tháng 03/2014 là cao nhất.
Nguyên nhân là tháng 7/2014 là mùa mưa và không phải mùa lễ hội nên hàm lượng Phosphat đạt thấp nhất do nước có sự xáo trộn lớn và giảm độ ô nhiễm. Vào tháng 3/2014, đây là mùa lễ hội và mùa khô nên nguồn nước tiếp nhận một lượng chất thải lớn từ hoạt động du lịch nói chung và của khu dân cư nói riêng nên hàm lượng Phosphat đạt giá trị cao nhất so với các tháng khác.
g. Diễn biến thông số Coliform
Diễn biến hàm lượng Coliform trong nước suối Ngọc Tuyền được thể hiện tại biểu đồ 3.7 sau đây:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Kết luận: Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng:
+ So sánh giữa các điểm phân tích: trong cả 4 tháng phân tích, hàm lượng Coliform có xu hướng tăng dần từ mẫu NM2 đến NM5.
Nguyên nhân là do sau khi đi qua khu dân cư, nguồn nước suối Ngọc Tuyền phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt đổ vào nên chất lượng nước suối sau khi chảy qua khu dân cư và tại cửa sau động Nhị Thanh cao hơn so với trước khi qua khu dân cư và cửa động Tam Thanh.
+ So sánh giữa các tháng phân tích: trong các mẫu phân tích, hàm lượng Coliform trong tháng 7/2014 thấp nhất và hàm lượng Coliform trong tháng 03/2014 là cao nhất.
Nguyên nhân là tháng 7/2014 là mùa mưa và không phải mùa lễ hội nên hàm lượng Coliform đạt thấp nhất do nước có sự xáo trộn lớn và giảm độ ô nhiễm. Vào tháng 3/2014, đây là mùa lễ hội và mùa khô nên nguồn nước tiếp nhận một lượng chất thải lớn từ hoạt động du lịch nói chung và của khu dân cư nói riêng nên hàm lượng Coliform đạt giá trị cao nhất so với các tháng khác.
3.4. Hiện trạng các giải pháp quản lý môi trường đang được áp dụng đối với suối Ngọc Tuyền