Chất lượng nước suối ngọc tuyền tại thời điểm không có lễ hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng cải thiện chất lượng nước của suối ngọc tuyền đoạn chảy qua động nhị thanh, phường tam thanh, thành phố lạng sơn (Trang 51)

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

3.3.1 Chất lượng nước suối ngọc tuyền tại thời điểm không có lễ hội

Trong 4 tháng phân tích nước suối Ngọc Tuyền có 3 tháng lấy tại thời điểm không lễ hội đó là tháng 11 năm 2013 và tháng 1, tháng 7 năm 2014.

Tháng 11 và tháng 1 là tháng mùa khô ở Lạng sơn, lượng mưa ít dẫn tới mực nước suối hạ thấp, hàm lượng các chất ô nhiễm tăng hơn so với mùa mưa (tháng 7). Kết quả phân tích nước suối tại 4 điểm lựa chọn trong tháng 11/2013; tháng 1 và tháng 7/2014 được thể hiện trong bảng sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Bảng 3.7. Kết quả phân tích tháng 11/2013, 01/2014 và 07/2014 TT Thông số Đơvịn Kết quả QCVN 08:2008/ BTNMT Cột A2 NM2 NM3 NM4 NM5 Tháng 11 Tháng 01 Tháng 7 Tháng 11 Tháng 01 Tháng 7 Tháng 11 Tháng 01 Tháng 7 Tháng 11 Tháng 01 Tháng 7 1 pH 6,19 6,21 6,2 6,5 6,31 6,4 6,14 6,14 6,3 6,28 6,26 6,4 6 - 8,5 2 DO mg/l 6,31 7,5 7,61 5,21 5,11 5,4 3,8 3,1 3,92 3,52 2,67 3,62 > 5 3 TSS mg/l 25 27,2 21,6 27,5 32,1 22,3 28,1 38 22,6 28,4 41 23,4 30 4 COD mg/l 14,3 13,9 14,2 18,4 16,2 15,2 18,9 19,4 17,4 19,5 19,5 17,5 15 5 BOD5 (200C) mg/l 5,2 5,9 4,4 12,5 7,1 6,2 15,5 15,8 13,5 15,8 16,2 14,7 6 6 Chtan (TDS) ất rắn hòa mg/l 115 123 102 128 121 95 132 125 112 121 124 100 - 7 Amoni (NH + 4) (tính theo N) mg/l 0,18 0,2 0,14 0,44 0,35 0,28 0,57 1,27 0,51 0,76 1,36 0,6 0,2 8 Clorua (Cl-) mg/l 5,6 5,65 3,56 5,58 5,62 4,4 6,6 5,64 4,48 5,64 5,67 4,6 400 9 Nitrat NO-3 (tính theo N) mg/l 3,21 4,51 3,1 3,2 4,53 3,4 3,5 4,55 3,46 3,54 4,56 3,5 5 10 Phosphat (PO3- 4) (tính theo P) mg/l 0,15 0,18 0,14 0,25 0,16 0,14 0,36 0,32 0,16 0,37 0,3 0,16 0,2 11 Fe mg/l 0,21 0,22 0,22 0,22 0,21 0,26 0,26 0,25 0,22 0,22 0,22 0,25 1 12 Coliform 100ml MPN/ 4400 4425 3334 6614 6634 5182 7180 7500 6514 7210 7510 6863 5000 Ghi chú:

- QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. “-“ Không quy định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Nhận xét chung:

Từ bảng kết quả trên chúng ta có thể nhận thấy ngay rằng, nước suối Ngọc Tuyền có mức độ ô nhiễm khác nhau cả về không gian (so sánh từ điểm NM 2 đến NM5) và thời gian (so sánh giữa các tháng). Cụ thể:

+ Chất lượng nước suối tại cửa trước động Tam Thanh (NM2) có chất lượng rất tốt, tất cả thông số phân tích trong các tháng đều đạt quy chuẩn hiện hành.

+ Sau khi đi qua khu dân cư, mức độ ô nhiễm của nước suối tăng dần từ mẫu NM3 đến NM5.

+ Mức độ ô nhiễm của nước suối giảm dần từ mùa khô đến mùa mưa.

Nhận xét chi tiết:

* Kết quả phân tích nước suối trong tháng 11/2013:

Từ kết quả phân tích có thể nhận thấy chất lượng nước suối ở điểm NM2 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2.

+ Tại mẫu NM3: Hàm lượng COD vượt QCCP 1,23 lần; hàm lượng BOD5vượt 2,08 lần; hàm lượng amoni vượt 2,2 lần; hàm lượng phosphat vượt 1,25 lần so với QCCP; hàm lượng Coliform vượt 1,3 lần so với QCCP. Điều này chứng tỏ, nước suối Ngọc Tuyền bắt đầu vào khu dân cư đã bị ô nhiễm một vài chỉ tiêu do phải tiếp nhận một lượng nước thải nhất định từ khu dân cư đổ vào dòng suối.

+ Tại mẫu NM4: Hàm lượng DO thấp hơn QCCP 0,76 lần; hàm lượng COD vượt 1,26 lần; hàm lượng BOD5 vượt 2,58 lần; hàm lượng Amoni (NH+4)vượt 2,85 lần; hàm lượng phosphat vượt 1,8 lần; hàm lượng Coliform vượt 1,43 lần so với QCCP. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Nguyên nhân hàm lượng một số chỉ tiêu trong nước suối tại mẫu NM4 vượt so với quy chuẩn hiện hành là do đây là mẫu nước suối chảy qua khu dân cư, chính vì vậy nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 suối Ngọc Tuyền tiếp nhận một lượng nước thải sinh hoạt và chăn nuôi (chưa được xử lý hoặc được xử lý chưa triệt để) nhất định làm cho chất lượng nước suối bị ô nhiễm.

+ Tại mẫu NM5: Hàm lượng DO thấp hơn QCCP 0,7 lần; hàm lượng COD vượt QCCP 1,3 lần; hàm lượng BOD5 vượt QCCP 2,63 lần; hàm lượng Amoni (NH+4) vượt QCCP 3,8 lần; hàm lượng phosphat vượt 1,85 lần; hàm lượng Coliform vượt 1,44 lần so với QCCP. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Nguyên nhân là do nước suối Ngọc Tuyền sau khi chảy qua khu dân cư phải tiếp nhận một lượng nước thải nhất định từ hoạt động sinh hoạt và chăn nuôi của người dân làm cho hàm lượng một số chỉ tiêu phân tích trong nguồn nước vượt quá quy chuẩn cho phép.

Từ kết quả trên ta có thể kết luận rằng, nước suối Ngọc Tuyền sau khi chảy qua khu dân cư đã bị ô nhiễm thể hiện qua một số chỉ tiêu phân tích đã vượt so với quy chuẩn hiện hành.

* Kết qu phân tích nước sui trong tháng01 năm 2014

Chất lượng nước suối ở điểm NM2 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2.

+ Tại mẫu NM3: Hàm lượng TSS vượt QCCP 1,07 lần; hàm lượng COD vượt QCCP 1,08 lần; hàm lượng BOD5vượt 1,18 lần; hàm lượng amoni vượt 1,75 lần; hàm lượng Coliform vượt 1,33 lần so với QCCP. Điều này chứng tỏ, nước suối Ngọc Tuyền tại điểm bắt đầu vào khu dân cư đã bị ô nhiễm một vài chỉ tiêu do phải tiếp nhận một lượng nước thải nhất định từ khu dân cư đổ vào dòng suối.

+ Tại mẫu NM4: Hàm lượng DO thấp hơn QCCP 0,62 lần; hàm lượng TSS vượt 1,27 lần; hàm lượng COD vượt 1,29 lần; hàm lượng BOD5 vượt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 QCCP 2,63 lần; hàm lượng Amoni (NH+4) vượt QCCP 6,35 lần; hàm lượng phosphat vượt 1,6 lần; hàm lượng Coliform vượt 1,5 lần so với QCCP. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Nguyên nhân hàm lượng một số chỉ tiêu trong nước suối tại mẫu NM4 vượt so với quy chuẩn hiện hành là do đây là mẫu nước suối chảy qua khu dân cư, chính vì vậy nước suối Ngọc Tuyền tiếp nhận một lượng nước thải sinh hoạt và chăn nuôi (chưa được xử lý hoặc được xử lý chưa triệt để) nhất định làm cho chất lượng nước suối bị ô nhiễm.

+ Tại mẫu NM5: Hàm lượng DO thấp hơn QCCP 0,53 lần; hàm lượng TSS vượt 1,36 lần; hàm lượng COD vượt 1,3 lần; hàm lượng BOD5 vượt QCCP 2,7 lần; hàm lượng Amoni (NH+4) vượt QCCP 6,8 lần; hàm lượng phosphat vượt 1,5 lần; hàm lượng Coliform vượt QCCP 1,5 lần. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Nguyên nhân là do nước suối Ngọc Tuyền sau khi chảy qua khu dân cư phải tiếp nhận một lượng nước thải nhất định từ hoạt động sinh hoạt và chăn nuôi của người dân làm cho hàm lượng một số chỉ tiêu phân tích trong nguồn nước vượt quá quy chuẩn cho phép.

Từ kết quả trên ta có thể kết luận rằng, nước suối Ngọc Tuyền sau khi chảy qua khu dân cư đã bị ô nhiễm thể hiện qua một số chỉ tiêu phân tích đã vượt so với quy chuẩn hiện hành.

* Kết qu phân tích nước sui trong tháng7 năm 2014

Chất lượng nước suối ở điểm NM2 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2.

+ Tại mẫu NM3: Hàm lượng COD vượt QCCP 1,01 lần; hàm lượng BOD5vượt 1,03 lần; hàm lượng amoni vượt 1,4 lần; hàm lượng Coliform vượt 1,03 lần so với QCCP. Điều này chứng tỏ, nước suối Ngọc Tuyền bắt đầu vào khu dân cư đã bị ô nhiễm một vài chỉ tiêu do phải tiếp nhận một lượng nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 thải nhất định từ khu dân cư đổ vào dòng suối; tuy nhiên mức độ ô nhiễm có giảm so với các tháng trong mùa khô trước đó vì tháng 7 là tháng mùa mưa nên nước suối được pha loãng đáng kể bởi nước mưa.

+ Mẫu NM4: Hàm lượng DO thấp hơn QCCP 0,78 lần; hàm lượng COD vượt 1,16 lần; hàm lượng BOD5 vượt QCCP 2,25 lần; hàm lượng Amoni (NH+4) vượt QCCP 2,55 lần; hàm lượng Coliform vượt 1,3 lần so với QCCP. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Nguyên nhân là do đây là mẫu nước suối chảy qua khu dân cư, chính vì vậy nước suối Ngọc Tuyền tiếp nhận một lượng nước thải sinh hoạt và chăn nuôi (chưa được xử lý hoặc được xử lý chưa triệt để) nhất định làm cho chất lượng nước suối bị ô nhiễm. Tuy nhiên, tháng 7 là tháng mùa mưa nên mức độ ô nhiễm tại nước suối Ngọc Tuyền thấp hơn so với mùa khô vì nước suối đã được pha loãng bởi nước mưa.

+ Mẫu NM5: Hàm lượng DO thấp hơn QCCP 0,72 lần; hàm lượng COD vượt 1,17 lần; hàm lượng BOD5 vượt QCCP 2,45 lần; hàm lượng Amoni (NH+4) vượt QCCP 3 lần; hàm lượng Coliform vượt 1,37 lần so với QCCP. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Nguyên nhân là do nước suối Ngọc Tuyền sau khi chảy qua khu dân cư phải tiếp nhận một lượng nước thải nhất định từ hoạt động sinh hoạt và chăn nuôi của người dân làm cho hàm lượng một số chỉ tiêu phân tích trong nguồn nước vượt quá quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên do tháng 7 là tháng mùa mưa, nước suối Ngọc Tuyền được pha loãng bởi nước mưa nên mức độ ô nhiễm vẫn thấp hơn so với các tháng mùa khô.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng cải thiện chất lượng nước của suối ngọc tuyền đoạn chảy qua động nhị thanh, phường tam thanh, thành phố lạng sơn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)