Quy hoạch hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng cải thiện chất lượng nước của suối ngọc tuyền đoạn chảy qua động nhị thanh, phường tam thanh, thành phố lạng sơn (Trang 69)

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

3.5.1. Quy hoạch hoạt động du lịch

Lạng Sơn - hay còn được gọi là “Xứ Lạng” - là tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam, có biên giới quốc gia tiếp giáp với nước CHND Trung Hoa với hệ thống cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính đường bộ và đường sắt liên vận quốc tế giữ vai trò quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương như hợp tác phát triển kinh tế hai hành lang, một vành đai giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc…góp phần đưa Lạng Sơn trở thành một trong những tỉnh có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 Lạng Sơn là nơi có nhiều dân tộc cùng chung sống, là sự hòa nhập của cộng đồng, những tập quán sinh hoạt, những phong tục hội hè, những phiên chợ vùng cao. Vị trí của Lạng Sơn trở nên quan trọng cho ngành du lịch của tỉnh nhà và cho ngành du lịch cả nước. Đặc biệt từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối chính sách đổi mới và hội nhập, các hệ thống trung tâm thương mại, các khu kinh tế cửa khẩu và chợ biên giới tại Lạng Sơn được xây dựng và nâng cấp, cùng với các thủ tục hành chính được cải cách thuận tiện….Nên việc giao lưu buôn bán và tham quan du lịch ngày càng diễn ra sôi động, từng bước đưa Lạng Sơn trở thành một trong những trung tâm giao lưu buôn bán, tham quan quan du lịch với các loại hình như: du lịch mua sắm, du lịch tâm linh, du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch biên giới và sang nước bạn Trung Quốc.

Do vậy, việc lập quy hoạch phát triển ngành du lịch Lạng Sơn là hết sức cần thiết, làm cơ sở tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành du lịch một cách bền vững nhất.

Tỉnh Lạng Sơn đang xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, phát triển du lịch sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo; đưa du lịch Lạng Sơn trở thành một trong những địa bàn trọng điểm du lịch của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc; nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan, di tích lịch sử, bên cạnh đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch được đặc biệt quan tâm.

Ngoài ra, Quy hoạch môi trường cho khu du lịch là việc làm cần thiết và cấp bách đối với các khu du lịch trên cả nước nói chung và đối với điểm du lịch tại khu danh thắng Nhị - Tam Thanh nói riêng. Để bảo vệ môi trường tại khu di tích quốc gia Nhất - Nhị - Tam Thanh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 tỉnh Lạng Sơn phối hợp cùng các bộ, ban ngành có liên quan đang xây dựng một chiến lược tổng quát về “quy hoạch môi trường và phát triển bền vững” cho khu danh thắng Nhất - Nhị - Tam Thanh này, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi xả chất thải bừa bãi tại quần thể danh lam thắng cảnh (trong đó có dòng suối Ngọc Tuyền).

+ Xây dựng nội quy trong khu danh thắng.

+ Trang bị vốn kiến thức cho người dân trong khu vực về ý thức bảo vệ môi trường vì chính họ là người tác động thường xuyên nhất đến môi trường.

Tất cả các biện pháp trên đây phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài. Và quan trọng hơn là sự tự ý thức của mỗi người. Có như thế mới tạo cho khu danh lam thắng cảnh Nhất - Nhị - Tam Thanh một môi trường trong lành - một khu du lịch nổi tiếng.

Quy hoạch được công bố sẽ là cơ sở, định hướng để các cấp, ngành và toàn xã hội có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa đến sự phát triển của du lịch tỉnh Lạng Sơn; đồng thời có chính sách đầu tư phù hợp, đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Ngoài ra, Ban quản lý khu di tích Nhị Thanh cần bố trí thêm các thùng rác di động có nắp đậy để tiện cho việc vất rác của du khách khi tới thăm quan động Nhị Thanh. Đồng thời, Ban quản lý khu di tích cần đầu tư xây dựng thêm các nhà vệ sinh công cộng có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn để đảm bảo đáp ứng tốt khi lượng du khách đến thăm quan ngày một tăng cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng cải thiện chất lượng nước của suối ngọc tuyền đoạn chảy qua động nhị thanh, phường tam thanh, thành phố lạng sơn (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)