Nhóm phương pháp kế thừa số liệu sẵn có

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng cải thiện chất lượng nước của suối ngọc tuyền đoạn chảy qua động nhị thanh, phường tam thanh, thành phố lạng sơn (Trang 36)

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

2.3.3. Nhóm phương pháp kế thừa số liệu sẵn có

Thu thập và kế thừa có chọn lọc các số liệu, tài liệu và các văn bản của tỉnh liên quan đến khu vực động Nhị Thanh;

Tham khảo và nghiên cứu một số hệ thống, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt của các đơn vị, Công ty đăng tải trên mạng hiện nay.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiện – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.1 V trí địa lý và điu kin t nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hang Nhị Thanh nằm trong quần thể Di tích danh lam thắng cảnh: Chùa Tam Thanh, núi Tô Thị, Thành nhà Mạc... cổng chính hang Nhị Thanh là trên đường Nhị Thanh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn. Tọa độ và ranh giới địa lý là 21051' 06,28" vĩ độ Bắc và 106044'59,03" kinh độ Đông, địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc và Tây giáp với xã Hoàng Đồng; - Phía Nam giáp với sông Kỳ Cùng;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Khu vực nghiên cứu gồm nhiều ngọn núi đá và núi đất cao trung bình 350m so với mặt nước biển của xã Hoàng Đồng và phần lớn diện tích phường Tam Thanh. Lưu vực suối Ngọc Tuyền tại khu vực danh lam thắng cảng Nhị- Tam Thanh có diện tích khoảng 5.65km2. Nguồn nước mưa, nước thải từ lưu vực này tập trung và chảy dồn qua động Nhị Thanh đổ ra sông Kỳ Cùng ở phía Nam và Tây Nam.

Suối Ngọc Tuyền có điểm đầu từ cầu qua đường Tam Thanh đi Kéo Tấu, điểm cuối trước cửa sau động Nhị Thanh. Đoạn này suối Ngọc Tuyền đã được kiên cố lòng dẫn bằng kết cấu đá xây và chảy qua khu dân cư có địa hình tương đối bằng phẳng.

3.1.1.3. Địa chất thuỷ văn

- Nước tầng phủ: Nguồn nước trong lớp đất sét thuộc hệ trầm tích đệ tứ có chiều dày từ 0,5 - 2 m, nhưng nguồn cung cấp cho tầng này chủ yếu là nước mưa và nước thải sinh hoạt, thời gian ngắn, lượng bốc hơi nhanh.

- Nguồn nước trong nham thạch cứng, nước khe nứt: Nguồn nước này khá phong phú, nước sạch không mùi vị và trong.

3.1.1.4. Khí tượng, thuỷ văn công trình, sông ngòi

a. Đặc điểm thuỷ văn vùng nghiên cứu.

Tại khu vực nghiên cứu mạng lưới sông suối, ao hồ tương đối ít chủ yếu là dòng suối Ngọc Tuyền chảy trong khu vực nghiên cứu còn ngoài ra cách 700 m về phía Đông Bắc có Hồ Phai Loạn và cách 1000 m về phía Nam có sông Kỳ Cùng. Hướng dòng chảy của các suối, ao hồ tại khu vực nghiên cứu có hướng từ Đông Bắc, Bắc chảy sang Tây Nam và Nam.

Lưu lượng nước tại các khu vực nghiên cứu tập trung nhiều và chảy nhanh vào mùa mưa (từ tháng 6 đến 8) vào mùa khô hầu như lưu lượng nước ít.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Lưu lượng nước suối Ngọc Tuyền mùa lũ đạt 0,062m3/s. Lưu lượng nước suối Ngọc Tuyền vào mùa kiệt chỉ đạt 0,009m3/s (Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn).

b. Đặc điểm khí hậu.

Khu vực dự án nằm trong vùng khí hậu Bắc bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: Nắng nóng, ẩm ướt, mưa nhiều, có 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông) nhưng chia rõ rệt nhất là theo 2 thời kỳ trong năm.

Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm, lượng mưa tập trung vào tháng 7, 8, 9 (chiếm 70% lượng mưa cả năm).

Từ tháng 11 đến tháng 4, ít mưa, thời tiết lạnh, hướng gió chính là hướng Đông Bắc.

* Mạng lưới khí tượng thuỷ văn công trình.

Công tác quan trắc khí tượng thuỷ văn ở lưu vực đã được tiến hành từ rất sớm. Năm 1905 bắt đầu đo mưa tại thị xã Lạng Sơn. Hiện nay khu vực xây dựng công trình có trạm khí tượng Lạng Sơn trên sông Kỳ Cùng.

Bảng 3.1. Đặc điểm của trạm khí tượng thủy văn Lạng Sơn Trạm Vĩ độ bắc Kinh độ đông độ

cao Yếu tố đo

số năm đo Lạng Sơn 21050' 106046 258 mưa, gió, nhiệt độ, độ

ẩm, bốc hơi 2004-nay

Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Lạng Sơn * Các đặc trưng khí tượng.

- Chếđộ nhiệt:

Căn cứ vào số liệu đo ở trạm khí tượng Lạng Sơn, chế độ nhiệt của khu vực thấp hơn rõ rệt so với các tỉnh miền núi phía Bắc khác. Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm là 21,20C, mùa đông trung bình 130C, lạnh nhất vào các tháng 12, 1 và 2, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới -20C. Mùa nóng thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc khoảng tháng 9. Theo niên giám thống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 kê tỉnh Lạng Sơn năm 2013, ta có các số liệu về đặc trưng khí tượng tại Lạng Sơn như sau:

Bảng 3.2: Diễn biến nhiệt độ không khí năm 2013 tại Lạng Sơn (0C) Nhiệt độ/ Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB Trung bình 13.3 14.3 18.2 22.1 25.5 26.9 17 26.6 25.2 22.2 18.3 14.8 21.2 Cao nhất 31.6 36.4 36.7 38.6 39.8 37.6 37.6 37.1 36.6 35.2 33 32.2 39.8 Thấp nhất -2.1 -1.7 4.0 6.2 11.1 16.0 19.0 17 13.2 7.1 1.7 -1.5 -2.1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2013 - Độẩm:

Khu vực tính toán chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hình thái thời tiết khô hanh, đến tháng 2, 3 độ ẩm tăng lên rõ rệt do mưa phùn nhiều đạt giá trị cực đại nhất trong năm. Mặt khác, các tháng mùa hạ độ ẩm tăng dần do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Nam, lúc đó độ ẩm trung bình đạt giá trị cực đại thứ 2 vào tháng 7, 8 là các tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm. Độ ẩm không khí tương đối trung bình trên địa bàn trong nhiều năm thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.3: Độẩm không khí tương đối trung bình tháng (%)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB

Độẩm 78 81 84 83 81 82 84 85 84 80 78 78 82

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2013 - Gió:

Hướng gió trong năm có hai hướng chính theo mùa, mùa mưa thịnh hành là hướng Nam và Tây Nam, mùa khô thịnh hành gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình V=1,8(m/s), tốc độ gió mạnh nhất là ảnh hưởng của bão có thể tới V=35 -36(m/s) và Lạng Sơn ít chịu ảnh hưởng của gió bão.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Bảng 3.4. Tốc độ gió trung bình tháng trạm Lạng Sơn (m/s)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB

Tốc độ 2,5 2,6 2,2 1,9 1,7 1,4 1,4 1,1 1,3 1,7 2,0 2,1 1,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2013 - Mưa:

Khu vực nghiên cứu thuộc vùng có lương mưa trung bình năm nhỏ, trung bình nhiều năm là 1200-1400mm và giống như các vùng khác của miền Bắc Việt Nam, lượng mưa phân bố trong năm là không đều giữa các tháng và chia làm hai mùa giõ rệt, mùa khô và mùa mưa.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 9 và lượng mưa chiếm 73 - 79% lượng mưa năm. Mùa mưa chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Nam, mang theo độ ẩm từ biển cũng như các nhiễu động thời tiết như front, dải hội tụ nhiệt đới... gây ra những trận mưa có cường độ mưa lớn, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 6, 7 và tháng 8, số ngày mưa trong các tháng này khoảng 12 – 20 ngày với lượng mưa tháng 200 - 300mm.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước kéo dài tới tháng 4 năm sau và trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc. Thời tiết khô hanh, ít mưa, lượng mưa toàn mùa chiếm khoảng 22 - 27% lượng mưa cả năm và chủ yếu là mưa phùn vào tháng 2, 3 dao động từ 35 - 45mm.

Tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1 với số ngày mưa trong tháng khoảng 3 - 11 ngày và tương ứng lượng mưa tháng khoảng 15 - 30mm.

Bảng 3.5. Lượng mưa tại trạm Lạng Sơn (mm) Đặc trưng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Trung bình tháng 31.1 41.2 43.7 98 167.3 193.4 245.3 240 138 86.2 35.8 19.4 1339 Ngày lớn nhất 81 113.5 63 132.6 164 196.7 202.2 147 159 136 72 49.5 202.2 Số ngày mưa 7.4 9.7 11.8 11.6 13.3 14.8 16.5 16.8 12.7 8.4 6.2 5.7 134.9

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

- Bốc hơi:

Do có mật độ rừng che phủ thấp, chủ yếu là đối trọc nên lượng bốc hơi khá lớn khoảng là 1070 mm. Tháng có lương bốc hơi lớn nhất thường xẩy ra vào cuối tháng 5, đây là tháng có lượng bức xạ lớn và độ ẩm nhỏ nhất, lượng bốc hơi khoảng 80 - 120mm. Tháng 2 là tháng có độ ẩm không khí cao và mưa phùn kéo dài, nên lượng bốc hơi là nhỏ nhất khoảng 40 - 70mm.

Bảng 3.6. Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche tại trạm Lạng Sơn (%)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB

Bình

quân 87.5 73.6 80.2 89 113.5 93 89.9 73.6 80.9 97.4 97 92.5 1070

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2013 * Thuỷ văn công trình đối tượng nghiên cứu.

Suối Ngọc Tuyền bắt nguồn từ vùng núi thuộc xã Hoàng Đồng, chảy qua cánh đồng thôn Kéo Tấu qua của động Tam Thanh về động Nhị Thanh và đổ ra sông Kỳ Cùng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tốc độ đô thị hoá nhanh tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực bị suy thoái dẫn đến việc nguồn sinh thủy không đảm bảo nên nguồn nước suối Ngọc Tuyền chảy qua động Nhị Thanh vào mùa khô bị cạn kiệt.

Suối Ngọc Tuyền là một nhánh thuộc lưu vực sông Kỳ Cùng, do đó cũng chịu ảnh hưởng của lũ sông Kỳ Cùng. Hàng năm, về mùa lũ nước từ sông Kỳ Cùng chảy ngược về suối Ngọc Tuyền tới cao trình 256.94m (năm 2008), lũ lịch sử năm 1986 với cao trình đỉnh lũ 260,00m gây ngập úng toàn thành phố Lạng Sơn.

Kết quả tính toán thuỷ văn với tần suất lũ P=15% (ứng tần suất mô hình mưa tiêu thiết kế với công trình cấp IV) xác định được lưu lượng lũ15% = 22.55 (m3/s) tương ứng với cột nước qua đỉnh hố ga thu nước H= 0.97m, bề rộng dòng chảy B= 13.65m.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

3.1.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hi.

Phạm vi nghiên cứu thuộc địa bàn phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn phạm vi công trình từ cửa trước động Tam Thanh đến cửa sau động Nhị Thanh. Dọc theo tuyến công trình dân cư sống tập trung, nghề nghiệp chủ yếu là kinh doanh buôn bán nhỏ, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức hộ gia đình.

Theo Báo cáo số 127/BC-UBND ngày 09/10/2013 của UBND phường Tam Thanh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, mục tiêu, kế hoạch năm 2014, cho thấy:

- Về kinh tế: Hoạt động thương mại dịch vụ - du lịch tiếp tục được quan tâm, duy trì quản lý trên 400 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn; tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 161,9 tấn, chăn nuôi duy trì đàn lợn trên 600 con, đàn gia cầm ổn định trên 4.000 con, trong năm do làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh nên trong năm không có dịch bệnh lớn xảy ra; tổng thu ngân sách năm 2013 được hơn 4 tỷ đồng.

Theo phiếu điều tra thu thập được, khu vực dân cư sinh sống gần suối Ngọc Tuyền chủ yếu là các hộ gia đình, có khoảng vài chục hộ sản xuất, buôn bán nhỏ lẻ; ở tất cả các hộ gia đình này đều đã đầu tư xây dựng bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh; có các thùng rác để đựng rác thải theo đúng quy định.

- Công tác quản lý đô thị, đất đai, môi trường, xây dựng cơ bản: Trong năm đã tổ chức kiểm tra cấp phép xây dựng 70 trường hợp, xử lý vi phạm 19 trường hợp theo quy định; cải tạo, nâng cấp công trình hệ thống thoát nước, đổ bê tông mặt đường ngõ 7, đường Lê Hồng Phong, khảo sát hệ thống thoát nước ngõ 1 và đường điện chiếu sáng đường Ngô Thì Sỹ; tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh đô thị, đổ rác thải đúng nơi quy định đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn phường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 - Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em: Luôn được quan tâm, 100 % trẻ em sinh ra được khai sinh, tiêm chủng, duy trì ổn định tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ở mức 0,9%. Làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và thực hiện các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.

3.1.3. Tình hình và nh hưởng ca hot động du lch đến cht lượng nước sui Ngc Tuyn sui Ngc Tuyn

Lạng Sơn nằm trong quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và đặc biệt hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế với các chính sách đầu tư mở rộng, cơ chế quản lý năng động đó mở ra cho du lịch Lạng Sơn thời cơ, vận hội mới để phát triển.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã và đang định hướng phát triển du lịch Lạng Sơn tương xứng với tiềm năng thế mạnh trên địa bàn để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển du lịch phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, văn hóa - xã hội; phải gắn với việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để Lạng Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của vùng Đông Bắc.

Theo thống kê của Ban quản lý khu di tích Lạng Sơn, lượng khách du lịch đến tham quan tại quần thể hang động Nhị - Tam Thanh trong năm 2013 là 231.392 lượt người và trong 6 tháng đầu năm 2014 số lượng khách đến tham quan là 152.499 lượt. Đặc biệt, theo số liệu của Ban quản lý khu di tích ước tính trong 5 năm trở lại đây, lượng du khách đến tham quan động Nhị - Tam Thanh ngày một tăng, cụ thể :

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 + Trong năm 2010: lượng du khách đến tham quan là 199.648 lượt người + Trong năm 2011: lượng du khách đến tham quan là 214.186 lượt người + Trong năm 2012: lượng du khách đến tham quan là 220.850 lượt người + Trong năm 2013: lượng du khách đến tham quan là 231.392 lượt người + Trong 6 tháng đầu năm 2014: số lượng khách đến tham quan là 152.499 lượt.

Như vậy, chứng tỏ Khu danh lam thắng cảnh Nhị- Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn là điểm thu hút nhiều khách du lịch. Tuy nhiên, với lượng du

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng cải thiện chất lượng nước của suối ngọc tuyền đoạn chảy qua động nhị thanh, phường tam thanh, thành phố lạng sơn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)