2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
3.1.3. Tình hình và ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến chất lượng
Lạng Sơn nằm trong quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và đặc biệt hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế với các chính sách đầu tư mở rộng, cơ chế quản lý năng động đó mở ra cho du lịch Lạng Sơn thời cơ, vận hội mới để phát triển.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã và đang định hướng phát triển du lịch Lạng Sơn tương xứng với tiềm năng thế mạnh trên địa bàn để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển du lịch phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, văn hóa - xã hội; phải gắn với việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để Lạng Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của vùng Đông Bắc.
Theo thống kê của Ban quản lý khu di tích Lạng Sơn, lượng khách du lịch đến tham quan tại quần thể hang động Nhị - Tam Thanh trong năm 2013 là 231.392 lượt người và trong 6 tháng đầu năm 2014 số lượng khách đến tham quan là 152.499 lượt. Đặc biệt, theo số liệu của Ban quản lý khu di tích ước tính trong 5 năm trở lại đây, lượng du khách đến tham quan động Nhị - Tam Thanh ngày một tăng, cụ thể :
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 + Trong năm 2010: lượng du khách đến tham quan là 199.648 lượt người + Trong năm 2011: lượng du khách đến tham quan là 214.186 lượt người + Trong năm 2012: lượng du khách đến tham quan là 220.850 lượt người + Trong năm 2013: lượng du khách đến tham quan là 231.392 lượt người + Trong 6 tháng đầu năm 2014: số lượng khách đến tham quan là 152.499 lượt.
Như vậy, chứng tỏ Khu danh lam thắng cảnh Nhị- Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn là điểm thu hút nhiều khách du lịch. Tuy nhiên, với lượng du khách đến tham quan nhiều đồng nghĩa với lượng rác thải, nước thải của du khách thải ra tương đối lớn mà ý thức về bảo vệ môi trường của một số bộ phận khách du lịch chưa cao và việc bố trí các thùng rác, các nhà vệ sinh công cộng của Ban quản lý còn hạn chế nên điều này đã phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu du lịch, cụ thể là làm ảnh hưởng đến chất lượng nước của suối Ngọc Tuyền đoạn chảy qua hang Nhị Thanh.
Hang Nhị Thanh với chiều dài lòng động là 364m, chỗ rộng nhất là 10m, chỗ hẹp nhất 5m, lòng hang chạy ngoằn ngoèo với nhiều ngõ ngách trong dãy núi đá vôi. Để đảm bảo vệ sinh môi trường trong hang Nhị Thanh hiện nay, Ban quản lý khu di tích Lạng Sơn đã bố trí 7 thùng rác để chứa rác thải của du khách khi đi tham quan và 02 khu vực nhà vệ sinh công cộng ở khu vực bãi để xe của khách và khu vực văn phòng của tổ quản lý hang Nhị Thanh. Tuy nhiên, vị trí thùng rác, nhà vệ sinh bố trí chưa hợp lý nên đôi khi du khách vẫn còn vứt rác bừa bãi gây mất mỹ quan trong lòng động.
3.2. Đánh giá các nguồn thải của khu dân cư có ảnh hưởng đến chất lượng nước suối Ngọc Tuyền