2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
3.2.1. Các nguồn thải từ khu dân cư thải vào suối Ngọc Tuyền
Theo báo cáo của UBND phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn dân cư sinh sống tại khu vực động Tam Thanh và Nhị Thanh có khoảng 605 hộ gia đình thuộc các khối dân cư 2, 6, 7, 8, 11 của phường, trong đó có; 04 cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 quan, đơn vị; 04 hộ chăn nuôi lợn (bình quân mỗi hộ nuôi từ 30 - 40 con); 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh; còn lại là các hộ gia đình. Qua khảo sát thực tế cho thấy, nguồn thải vào dòng suối Ngọc Tuyền có 2 nguồn chính là: nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi, còn 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ yếu là kinh doanh dịch vụ, tạp hóa không phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất.
Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy, hầu hết ở tất cả các hộ gia đình sống xung quanh động Nhị Thanh đều đã đầu tư xây dựng bể tự hoại 2 hoặc 3 ngăn để xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh; đối với 04 hộ chăn nuôi lợn cũng đã đầu tư xây dựng mỗi hộ 02 hầm biogas để xử lý nước thải chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu các nguồn thải này chưa được xử lý triệt trước khi xả thải để sẽ gây ô nhiễm cho nước suối Ngọc Tuyền.
Qua điều tra, khảo sát số hộ dân xả thải vào suối Ngọc Tuyền gây ô nhiễm khu vực hang Nhị Thanh, thành phố Lạng Sơn cho thấy nguồn thải tập trung chủ yếu là dân cư khối 6, 7 và khối 11 với tổng số 1265 người tương đương với khoảng 285 hộ dân, kết quả điều tra cho thấy:
- Khối 6 gồm:
+ Ngõ 5 đường Tam Thanh: điều tra được 43 hộ với 195 nhân khẩu, trong đó có 02 hộ chăn nuôi lợn. Tuyến đường này có hệ thống cống thoát nhỏ, không có nắp đậy. Nước thải sau xử lý của các hộ dân theo hệ thống thoát nước chung chảy vào suối Ngọc Tuyền. Các hộ dân chủ yếu sử dụng nước máy.
+ Đường Ngô Thì Sỹ: điều tra được 82 hộ với 413 nhân khẩu, trong đó có 02 hộ chăn nuôi lợn. Trên tuyến đường này có hệ thống thoát nước hở không có nắp đậy thường xuyên gây mùi khó chịu. Nước thải sau xử lý của các hộ dân theo hệ thống thoát nước chung chảy vào suối Ngọc Tuyền. Các hộ dân gần cửa động Nhị Thanh chủ yếu dùng cả nước giếng và nước máy.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 - Khối 7: điều tra được 52 hộ với 210 nhân khẩu. Nước thải sau xử lý của các hộ dân theo hệ thống thoát nước chung chảy vào suối Ngọc Tuyền. Khu vực này có hệ thống cống ngầm. Các hộ dân chủ yếu sử dụng nước máy, một vài hộ dùng nước giếng khoan.
- Khối 11: điều tra được 108 hộ với 447 nhân khẩu, trong đó có 2 hộ cho thuê nhà trọ khoảng 5 phòng trọ. Nước thải sau xử lý của các hộ dân theo hệ thống thoát nước chung chảy vào suối Ngọc Tuyền. Tại khối 11 có 2 điểm xả nước thải ra suối Ngọc Tuyền là điểm xả tại đường Lê Hồng Phong và đường Ngô Thì Nhậm. Khu vực này có hệ thống cống ngầm và vệ sinh tương đối sạch sẽ. Các hộ dân chủ yếu sử dụng nước máy.
Còn lại là các hộ dân tại khối 2 và 8 với 320 hộ. Hầu hết các hộ này không xả nước thải vào suối Ngọc Tuyền mà nước thải sau xử lý được xả vào hệ thống thoát nước của mặt đường Bến Bắc - phường Tam Thanh.
Như vậy, tại khu vực dân cư khối 2, 6, 7, 8 và 11 của phường Tam Thanh có tất cả 5 điểm xả nước thải vào suối Ngọc Tuyền, cụ thể là;
+ 01 điểm xả tại: Ngõ 5 đường Tam Thanh, khối 6, phường Tam Thanh + 01 điểm xả tại: đường Ngô Thì Sỹ, khối 6, phường Tam Thanh
+ 01 điểm xả tại: Khối 7, phường Tam Thanh
+ 01 điểm xả tại: đường Lê Hồng Phong, khối 11, phường Tam Thanh + 01 điểm xả tại: đường Ngô Thì Nhậm, khối 11, phường Tam Thanh Lượng nước thải từ khu dân cư (khối 2, 6, 7, 8, 11) đổ vào dòng suối Ngọc Tuyền khoảng 193,7m3/ngày đêm, cụ thể như sau:
+ Nước thải sinh hoạt: Lượng nước ước tính từ khu dân cư đổ vào dòng suối là 5.715m3/tháng, tương đương 190,5 m3/ ngày đêm.
+ Nước thải chăn nuôi: Theo số liệu thống kê có 4 hộ chăn nuôi, mỗi hộ nuôi khoảng 30-40 con lợn. Tổng lượng nước thải chăn nuôi phát sinh từ 4 hộ là 97m3/tháng, tương đương với 3,2 m3 nước thải chăn nuôi/ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39