Nhóm phương pháp điều tra thực địa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng cải thiện chất lượng nước của suối ngọc tuyền đoạn chảy qua động nhị thanh, phường tam thanh, thành phố lạng sơn (Trang 33)

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

2.3.1.Nhóm phương pháp điều tra thực địa

2.3.1.1. Phương pháp điều tra thực địa, lấy mẫu:

Khảo sát thực địa theo dòng chảy của suối từ khu vực trước động Tam Thanh là 800m tới động Nhị thanh để xác định địa hình đặc điểm dòng chảy, kiểm kê nguồn thải, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước suối.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 + Điểm thứ nhất (NM2): Nước suối Ngọc Tuyền tại cửa động Tam Thanh (đây được coi như mẫu đối chứng vì tại điểm này chưa tiếp nhận nước thải của khu dân cư vào lòng suối)

+ Điểm thứ hai (NM3): Nước suối Ngọc Tuyền tại điểm bắt đầu chảy vào khu dân cư (điểm này để đánh giá chất lượng nước suối khi bắt đầu chảy vào khu dân cư)

+ Điểm thứ ba (NM4): Nước suối Ngọc Tuyền tại điểm cuối chảy qua khu dân cư (điểm này để đánh giá chất lượng nước suối Ngọc Tuyền thay đổi như thế nào sau khi chảy qua khu dân cư)

+ Điểm thứ tư (NM5): Nước suối Ngọc Tuyền tại cửa sau động Nhị Thanh (điểm này để đánh giá chất lượng nước suối Ngọc Tuyền tại động Nhị Thanh)

- Tần suất lấy mẫu: Mẫu được lấy vào các tháng sau: + tháng 11 năm 2013 (mùa khô, không lễ hội)

+ tháng 01 năm 2014 (mùa khô, không lễ hội) + tháng 3 năm 2014 (mùa khô, mùa lễ hội) + tháng 7 năm 2014 (mùa mưa không lễ hội)

2.3.1.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Mục đích của phương pháp này là để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước.

Tôi tiến hành điều tra 80 phiếu tại các khối 2, 6, 7, 8 và 11 phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn nhằm thu thập thông tin các nguồn thải ảnh hưởng đến chất lượng nước suối Ngọc Tuyền. Trong phiếu có thống kê lượng chất thải phát sinh của từng hộ gia đình và phương pháp xử lý, đồng thời thống kê các điểm xả nước thải vào suối Ngọc Tuyền. Cụ thể:

+ Đối với các hộ gia đình: Thống kê lượng nước thải sinh hoạt, chất thải rắn phát sinh và biện pháp xử lý đối với từng loại. Thống kê về các công trình xử lý môi trường của từng hộ gia đình và điểm xả nước thải sau xử lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 + Đối với các hộ chăn nuôi lợn: Thống kê lượng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi và chất thải rắn phát sinh hàng ngày, biện pháp xử lý đối với từng loại. Thống kê các công trình xử lý môi trường đang áp dụng và điểm xả nước thải sau xử lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng cải thiện chất lượng nước của suối ngọc tuyền đoạn chảy qua động nhị thanh, phường tam thanh, thành phố lạng sơn (Trang 33)