Các giải pháp giảm thiể uô nhiễm nguồn nước mặt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng cải thiện chất lượng nước của suối ngọc tuyền đoạn chảy qua động nhị thanh, phường tam thanh, thành phố lạng sơn (Trang 26)

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

1.3.Các giải pháp giảm thiể uô nhiễm nguồn nước mặt

Việc giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt hiện nay đang là nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường tại các quốc gia trên thế. Vì nguồn nước mặt tại một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm hoặc bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đứng trước nguy cơ chất lượng nguồn nước mặt bị suy giảm, nhiều quốc gia đã xây dựng các kế hoạch, biện pháp, công nghệ xử lý để cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm cho nguồn nước mặt đặc biệt là cho nguồn nước sông, suối, ao hồ…như:

Trong bản kế hoạch đầu tiên về quản lý lưu vực sông năm 2011 của Đan Mạch, các biện pháp đã được xây dựng nhằm giảm phát thải nước thải đô thị và giảm nồng độ ô nhiễm ở những điểm phi nông nghiệp. Ô nhiễm nước thải đô thị sẽ được giảm thiểu thông qua các khoản đầu tư vào các nhà máy xử lý nước thải, vệ sinh môi trường và các bể lưu trữ nước mưa. Các phương pháp nhằm giảm thiểu nồng độ ô nhiễm tại các điểm ô nhiễm phi nông nghiệp bằng các việc trồng cây xen canh, tạo các vùng đất ngập nước ven sông, giảm việc cắt cỏ nước. Các biện pháp khác bao gồm đầu tư vào việc mở lại các kênh dẫn nước, loại bỏ vật cản dòng chảy và khôi phục lại dòng chảy… Nghiên cứu tính toán rằng nếu tính toán hiệu quả chi phí kết hợp các phương pháp trên của 23 lưu vực sông ở Đan Mạch sẽ có thể đạt được hiệu quả giảm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 thiểu nồng độ chất dinh dưỡng theo mục tiêu đề ra (Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Trung Quốc đã đưa ra “Kế hoạch quản lý toàn diện môi trường nước lưu vực sông Thai Hồ” khi nguồn nước sông ngày có dấu hiệu ô nhiễm nghiên trọng. Nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch là tổng kiểm soát phát thải trên toàn quốc (phân bổ lượng xả dựa trên việc tính toán tải lượng của môi trường nước). Cùng với đó là việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải, hỗ trợ các dự án phục hồi sinh thái và kiểm soát nguồn ô nhiễm, đồng thời tăng cường nhiều hoạt động cải thiện môi trường của lưu vực sông (Nguồn: Tạp chí môi trường - số 6/2014 – T49).

Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ: Dự án tập trung cải tạo, xây mới 298,149 km hệ thống cống thoát nước hỗn hợp (thu gom nước mưa và nước thải) và 8 trạm bơm. Nước thải từ hệ thống thoát nước hỗn hợp được tách ra tại 96 giếng tách. Nước bẩn qua các tuyến cống bao về Nhà máy xử lý nước thải với công suất 20 ngàn m3/ngày đêm trên diện tích 9,5 ha và được xử lý bằng công nghệ bùn hoạt tính… (Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế - của tác giả Hoài Thương đăng ngày 20/12/2013).

Dự án "Cải thiện môi trường nước thông qua việc ứng dụng hệ thống xử lý nước thải độc lập không thu gom, không đảo trộn tại Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới" do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh kết hợp với hai Công ty của Nhật Bản thực hiện: Trong dự án áp dụng các giải pháp như lắp đặt thử nghiệm 7 hệ thống nhà vệ sinh sinh học (Bio-Toilet) và 7 hệ thống xử lý nước thải kiểu mới (New Jhoka system) tại khu vực Vịnh Hạ Long…đồng thời kết hợp tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ môi trường trên khu vực Vịnh Hạ Long (Nguồn: baoquangninh.com.vn đăng ngày 02/10/2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 Giải pháp cứu chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn - Đồng Nai: Xây dựng công trình thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt; di dời các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm… kết hợp phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, đồng thời, tăng cường năng lực cho các đơn vị liên quan và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường lưu vực sông (Hà Tuấn, năm 2013).

Dự án xử lý ô nhiễm môi trường nước tại một đoạn kênh mương dài khoảng 4km trên địa bàn thị trấn Lâm và xã Yên Xá, Ý Yên, Nam Định và hồ Thanh Nhàn 2B Hà Nội bằng Công nghệ IDRABEL của Bỉ (công nghệ vi sinh) Công nghệ này gồm 3 dòng chính, đó là: xử lý các loại bùn hữu cơ trong sông, hồ, bến cảng được gọi là Bio-Vase, là một dạng bột tan trong nước, với thành phần vi sinh vật đa dạng giúp giảm thiểu đáng kể lớp bùn hữu cơ trong sông, hồ và kênh rạch. Khi áp dụng sản phẩm này tại nhiều nơi cho thấy, lượng bùn giảm thiểu có thể lên tới 50% thể tích sau 18 tháng xử lý. Xử lý nước thải trong hệ thống thoát nước và cống thải (Bio-Col), cũng là dạng bột tan trong nước có tác dụng triệt tiêu cả mùi môi khó chịu gây ra từ việc phát sinh H2S và Nitơ hữu cơ với chi phi thấp làm sạch, nạo vét, bảo trì hệ thống cống thoát nước và bơm. Xử lý nước thải tại các trạm xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp (Bio-Epur), là dạng bột không tan trong nước, sau khi được đưa vào nước, các vi sinh vật sẽ sinh sôi phá vỡ các thành phần hữu cơ trong bùn, giảm lượng bùn phát sinh và tiêu thụ năng lượng dẫn đến tiết kiệm chi phí vận hành (Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường- Tổng cục Môi trường).

Một số giải pháp cải thiện, bảo vệ nguồn nước mặt vùng Đông Nam Bộ: Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2012 về môi trường nước mặt, vùng Đông Nam bộ là vùng phát sinh lượng nước thải công nghiệp lớn nhất trong 6 vùng kinh tế của cả nước (chiếm 50%). Báo cáo của Bộ Tài nguyên và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 Môi trường về môi trường khu công nghiệp Việt Nam năm 2009 cũng cho thấy, tổng lượng nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh 57.700m3/ngày; Bà Rịa - Vũng Tàu 93.550m3/ngày; Bình Dương 45.900m3/ngày... Tại các địa phương này các chỉ số ô nhiễm trong nước thải từ các KCN (TSS, BOD5, COD, tổng N, tổng P) đều ở mức cao. Cụ thể TP.Hồ Chí Minh TSS là 12.694kg/ngày, BOD5 là 7.905 kg/ngày, COD 18.406kg/ngày; Bình Dương các chỉ số này lần lượt là 10.908 kg/ngày, 6.288kg/ngày, 14.642kg/ngày. Riêng tỉnh Đồng Nai, với hệ thống sông Đồng Nai là nơi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đông Nam bộ, hiện tổng lượng nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp trên địa bàn khoảng 179.066m3/ngày. Trong đó các chỉ số ô nhiễm trong nước thải từ các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện ở mức cao nhất trong vùng (TSS 39.395 kg/ngày, BOD5 24.532 kg/ngày, COD 57.122 kg/ngày). Tính trên toàn bộ lưu vực sông Đồng Nai có 114 khu công nghiệp (với 57.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp), tuy nhiên mới chỉ có 79 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, còn lại các khu công nghiệp đều xả nước thải trực tiếp ra sông Đồng Nai. Hiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai đang ở mức báo động, trung bình mỗi tháng có gần 30 tấn chất thải gây ô nhiễm như dầu mỡ, chất thải hữu cơ, kim loại nặng đổ ra sông này. Bên cạnh những nguồn nước thải từ khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị cũng đang đe dọa trực tiếp cuộc sống của người dân nơi đây. Vùng Đông Nam bộ là nơi có tốc độ đô thị hóa lớn nhất cả nước, mật độ dân số tăng cao nên lượng nước thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao trong số các nguồn thải. Trong số các nguồn tiếp nhận nước thải đô thị, sông Sài Gòn tiếp nhận nước thải sinh hoạt nhiều nhất, chiếm 76,21% tổng lượng nước thải. Chất lượng nước sông Sài Gòn khu vực hạ lưu bị ô nhiễm nặng, đặc biệt khu vực cầu Sài Gòn đến cầu chữ Y. Các chỉ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 tiêu BOD5, COD… đều không đạt QCVN 08:2008 loại A2, tại một số điểm vượt B1. Đây là một trong những nguồn thải cơ bản nhất gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm do dầu mỡ, hoạt động của vi trùng gây bệnh. Phần lớn nước sinh hoạt cho các khu đô thị lớn như TP.Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa, thị xã Thủ Dầu Một... đều lấy nước từ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Chất lượng nguồn nước cấp cho các nhà máy sản xuất nước sinh hoạt được kiểm tra chặt chẽ. Nhưng với mức độ gia tăng phát triển công nghiệp và đô thị hóa như hiện nay, mối đe dọa ảnh hưởng đến chất lượng nước nguồn cung cấp cho các nhà máy nước cũng gia tăng. Ngoài ra, nguồn nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề cũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân ven đô vùng Đông Nam Bộ. Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt đang phát triển trên toàn vùng Đông Nam bộ, năm 2010 sản lượng nuôi đạt 94.382 tấn/năm. Nước thải và các chất thải từ các hoạt động nuôi thủy sản không được kiểm soát, xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường nước mặt ở các lưu vực sông. Bên cạnh đó các loài, tôm cá chết hàng hàng loạt không được xử lý kịp thời cũng gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Về nguồn nước thải phát sinh từ làng nghề, trên lưu vực sông Đồng Nai có khoảng 710 tiểu thủ công nghiệp, với các loại hình sản xuất như chế biến thực phẩm, chiếu cói, sơn mài, mây tre đan, gốm sứ, kim loại…Phần lớn các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề có công nghệ đơn giản, mặt bằng sản xuất nhỏ, khả năng đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải hạn chế, do đó nước thải xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước. Báo cáo điều tra các nguồn thải trên lưu vực sông Đồng Nai của Tổng cục Môi trường năm 2010 cho thấy, một số chất ô nhiễm trong nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề của một số tỉnh, thành phố trên lưu vực sông Đồng Nai rất cao. Mặt khác, nguồn nước thải từ hoạt động y tế trong vùng được xem là nguồn thải độc hại nếu không được xử lý trước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 khi thải ra môi trường. Vẫn còn nhiều cơ sở y tế tại vùng Đông Nam bộ chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế. TP.Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về phát triển các cơ sở y tế, song tỷ lệ các cơ sở khám chữa bệnh chưa được xử lý nước thải khá cao. Theo kết quả quan trắc của Viện Vệ sinh - Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh tại 12 bệnh viện, có 4/12 bệnh viện không có bể lắng lọc nên lượng nước thải của bệnh viện xả thẳng ra cống thoát nước chung của thành phố, chỉ có 8/12 bệnh viện có hệ thống này. Do đó, muốn bảo vệ nguồn nước vùng Đông Nam bộ cần thực hiện một số giải pháp để kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, như tập trung xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp TP.Hồ Chí Minh và các đô thị lớn trong vùng. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp xử lý kịp thời các khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng lưu vực sông Đồng Nai (cầu La Ngà), sông Sài Gòn (cầu Phú Cường đến Tân Thuận) và các sông, kênh rạch trên địa bàn Thành phố. Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai cần tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai để có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp với giai đoạn tiếp theo. Các địa phương trên lưu vực sông Đồng Nai nên phối hợp rà soát, phân loại và xác định những điểm nóng ô nhiễm, nhất là tại khu vực lấy nước cấp sinh hoạt… từ đó xây dựng những giải pháp ưu tiên bảo vệ chất lượng nguồn nước tại những khu vực này. Thiết lập các trạm kiểm soát tự động chất lượng nước sông tại các trạm thu nước thô cấp nước sinh hoạt; hoàn chỉnh hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt sông, tăng tần suất quan trắc để kiểm soát chất lượng nguồn nước. Đi đôi với việc rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến xả nước thải ra sông, hạn chế các ngành nghề, khu công nghiệp có mức phát thải ô nhiễm cao về lưu lượng và tải lượng. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mới. Hạn chế đầu tư một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 trường. Triển khai các giải pháp trồng cây hay vùng đệm ven sông đối với các khu vực nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ bị ô nhiễm cao. Tại các đô thị và khu công nghiệp mới, cần xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung; tăng cường vai trò của cộng đồng trong các khu dân cư về công tác bảo vệ nguồn nước. Công khai hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng về thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong vùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng cải thiện chất lượng nước của suối ngọc tuyền đoạn chảy qua động nhị thanh, phường tam thanh, thành phố lạng sơn (Trang 26)