Mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của bảo hiểm xã hội Việt Nam và bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 79)

Ở TỈNH NGHỆ AN

3.1.1.Mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của bảo hiểm xã hội Việt Nam và bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tớ

hiểm xã hội tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tới

3.1.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây chính là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, từng bước đưa nền kinh tế nước ta trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập WTO sẽ có sự tác động trực tiếp, toàn diện vào các thị trường hàng hoá, tiền tệ và thị trường lao động trong nước. Sự tác động này sẽ tạo ra một động lực mới, một không gian mới cho sự cạnh tranh và phát triển, thúc đẩy nhanh chóng cho mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Sự thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá sẽ kéo theo tác động chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân bố lại lao động dân cư, thị trường lao động và quan hệ lao động phát triển, số người tham gia vào thị trường lao động tăng lên, tiền lương và thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên. Đây chính là cơ sở để mở rộng thu hút hơn nữa các đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của quá trình này cũng đồng thời xuất hiện. Sự cạnh tranh sẽ kéo theo sự thua lỗ, phá sản của một số doanh nghiệp làm cho một bộ phận người lao động bị thất nghiệp, sức ép và cường độ việc làm ngày càng lớn. Chính vì vậy BHXH trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế lại càng có một vai trò rất quan trọng. Chỉ thị 15-CT/TW, ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [19]. Tuy nhiên, sự phát triển của BHXH phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, việc xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược phát triển của BHXH Việt Nam phải được dựa trên cơ sở mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Trong thời kỳ tới, mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của ngành BHXH Việt Nam như sau:

Thứ nhất, thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH theo Luật BHXH áp dụng

đối với mọi người lao động trong các thành phần kinh tế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, tạo thành một mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp để đảm bảo ổn định cuộc sống cho mọi đối tượng, phát triển các hình thức sở hữu, đồng thời mở rộng hơn nữa phạm vi BHXH.

Thứ hai, mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong phạm vi toàn xã

hội theo lộ trình thực hiện BHXH cho mọi người lao động. Triển khai đa dạng và linh hoạt các loại hình BHXH bắt buộc, tự nguyện và thất nghiệp cho phù hợp với từng nhóm đối tượng và thích ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.

Thứ ba, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện phân

cấp mạnh cho cơ sở. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý của tổ chức bộ máy BHXH, đảm bảo thuận tiện cho mọi người lao động tham gia và hưởng chế độ BHXH đến các xã, phường, thị trấn. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ hoạt động BHXH. Tăng cường phương tiện quản lý nghiệp vụ để có khả năng thực hiện các chế độ BHXH đối với mọi người lao động.

Thứ tư, tăng nhanh nguồn thu của quỹ BHXH để đảm bảo chi trả

lương hưu và các chế độ trợ cấp đầy đủ, kịp thời, đảm bảo mức sống của người về hưu phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đồng thời tham gia tích cực vào các hoạt động đầu tư nhằm phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thứ năm, tổ chức triển khai mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào

mọi lĩnh vực hoạt động và mọi cấp quản lý của ngành, đảm bảo cho việc quản lý điều hành, thống kê, lưu trữ được chính xác và kịp thời. Từng bước hiện đại hóa phương tiện quản lý của ngành, hoà nhập với xu thế quản lý BHXH của các nước tiên tiến trên thế giới.

3.1.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của Bảo hiểm xã hội Nghệ An

Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của BHXH Việt Nam và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của BHXH tỉnh Nghệ An trong những năm tới như sau:

Một là, tích cực mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và tự

nguyện trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ quỹ lương và nguồn thu của các đối tượng tham gia BHXH theo Luật BHXH để cùng với cả nước xây dựng quỹ BHXH vững chắc đảm bảo chi trả đầy đủ lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng.

Hai là, quản lý chặt chẽ nguồn chi BHXH, tránh thất thoát, lãng phí và

tổ chức chi trả kịp thời, an toàn lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn bằng các hình thức chi trả linh hoạt qua Ban đại diện chi trả xã, phường hoặc qua tài khoản ATM, hoặc cơ quan BHXH chi trả trực tiếp cho các đối tượng.

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành BHXH, nhằm đảm

bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi cho người tham gia và hưởng BHXH theo đúng pháp luật về BHXH. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị để hướng dẫn các chủ thể tham gia BHXH chấp hành pháp luật BHXH. Tạo nên sự bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ trong quan hệ BHXH, đồng thời phát hiện

ra các sai sót để ngăn chặn và xử lý các vi phạm về BHXH theo quy định của pháp luật.

Bốn là, không ngừng hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ

cho các hoạt động BHXH. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cải tiến quy trình công tác theo hướng giảm thiểu các giấy tờ rườm rà, rút ngắn thời gian trả kết quả hồ sơ hưởng BHXH cho đối tượng. Tích cực ứng dụng có hiệu quả các chương trình công nghệ thông tin vào công tác quản lý đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng nhanh về đối tượng tham gia và hưởng BHXH.

Năm là, tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi BHXH. Đẩy

mạnh việc phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại để hình thành đội ngũ cán bộ hoạt động xã hội chuyên nghiệp. Chuyển mạnh tác phong cách làm việc của cán bộ, công chức từ hành chính sang phục vụ để phục vụ tốt nhất các đối tượng tham gia và hưởng BHXH.

Sáu là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật

BHXH dưới mọi hình thức để mọi người lao động nắm được các văn bản pháp luật hiện hành về chế độ, chính sách BHXH nhằm thu hút đông đảo mọi người lao động tham gia BHXH và giám sát các hoạt động của cơ quan BHXH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 79)