Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 41)

THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH NGHỆ AN

2.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hộ

XÃ HỘI Ở TỈNH NGHỆ AN

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ BẢO QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI NGHỆ AN

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Nghệ An nằm ở vĩ độ 18º33' đến 20º01' vĩ độ Bắc, kinh độ 103º52' đến 105º48' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía Đông dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hoà, quốc lộ 15 ở phía Tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía Tây, nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ 46 dài 90 km, quốc lộ 48 dài trên 160 km). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua.

Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và ngược lại qua Quốc lộ 7 và đường 8).

Điều kiện tự nhiên của Nghệ An có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế phát triển sẽ là điều kiện tốt để thu hút ngày càng đông số lao động tham gia và hưởng chính sách BHXH.

Tuy nhiên, diện tích đất rộng, bao gồm cả ba vùng sinh thái, thường xuyên có bão, áp thấp nhiệt đới, giao thông khó khăn, là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý thu, chi BHXH.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 2,9 triệu người, đứng thứ tư cả nước; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ... Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An.

Nghệ An là tỉnh đông dân. Năm 2010, dân số của Nghệ An là 2.929.107 người, chiếm 3,4% dân số cả nước và đứng thứ tư trong số 63 tỉnh, thành phố (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa). Với số dân đông, Nghệ An có nguồn nhân lực dồi dào, là một thuận lợi lớn để Nghệ An phát triển kinh tế - xã hội. Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, số dân trong độ tuổi lao động của tỉnh (từ 15-64 tuổi) là 1.949.617 người, chiếm 67,0% tổng số dân cả tỉnh. Trong đó, lao động làm nông nghiệp chiếm 75,2%. Hàng năm dân số bước vào độ tuổi lao động khoảng trên 30.000 người.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng khá và liên tục. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP của Nghệ An ước đạt 10,38%; 19/25 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,33%, công nghiệp tăng 24,1%. Tổng nguồn vốn huy động đầu tư toàn xã hội cả năm đạt trên 24,5 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách ước đạt trên 6,3 nghìn tỷ, cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, tạo động lực mới cho nền kinh tế của tỉnh. Các doanh nghiệp Nhà nước đã căn bản được sắp xếp, chuyển đổi sở hữu. Số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh. Năm 2011 đã có 760 doanh nghiệp thành lập mới. Hiện nay, toàn tỉnh có 4615 doanh nghiệp. Kinh tế hợp tác được đổi mới và phát triển đa dạng. Cả tỉnh hiện có 1.020 hợp tác xã; 26.265 tổ hợp tác. Kinh tế hộ, kinh tế cá thể ngày càng phát triển. Mô hình kinh tế trang trại phát triển cả về số lượng, quy mô và hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có 3.655 trang trại.

Từ năm 2007 đến nay, có 381 dự án (vốn đầu tư 142.594,32 tỷ đồng) được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nhiều dự án có quy mô lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, như: Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao (6.300 tỷ đồng), Thủy điện Bản Vẽ 320 MW (4.763 tỷ đồng)...

Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tiến bộ và từng bước được xã hội hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ tăng dân số năm 2011 là 1.15%. Tuổi thọ trung bình của người Nghệ An đã tăng đáng kể, từ 42,5 tuổi vào năm 1961 lên 72,9 tuổi vào năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 20.5% năm 2011. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 45.657 người.

Như vậy, có thể thấy rằng tỉnh Nghệ An có điều kiện kinh tế, xã hội rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề, dịch vụ, công nghiệp, tạo thêm

nhiều việc làm, nâng cao mức sống của nhân dân và thu hút nhiều lao động tham gia và hưởng BHXH.

Tuy nhiên, điều kiện địa bàn rộng, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trình độ dân trí của đồng bào còn thấp cũng là khó khăn không nhỏ đối với quản lý thu, chi BHXH. Đặc biệt, việc đảm bảo chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH một cách thuận tiện, an toàn, đúng kỳ, đủ số là một vấn đề khá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 41)