KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC TRONG PHÂN CẤP QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 38)

THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI

Công tác quản lý thu, chi BHXH là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngành BHXH. Những bất lợi mà vấn đề quản lý thu, chi gặp phải trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay đó là:

Thứ nhất là tình hình nợ đọng, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang rơi

vào tình trạng nợ bảo hiểm xã hội, thậm chí một số đơn vị mất khả năng chi trả. Ðáng nói, nếu trước đây, tình trạng nợ lớn, chây ỳ, dây dưa nợ BHXH thường diễn ra ở các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh thì thời gian gần đây một số doanh nghiệp nhà nước cũng rơi vào tình trạng tương tự. Khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp. Ðiều này cũng tỷ lệ thuận với tình trạng dây dưa trong việc đóng BHXH của các doanh nghiệp. Ðó là chưa nói đến tình trạng nhiều doanh nghiệp trốn đóng hoặc chủ doanh nghiệp đóng cửa ngừng hoạt động mà không thông báo với các cơ quan chức năng, khiến việc thu hồi nợ đọng càng trở nên khó khăn hơn.

Thứ hai, việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý thu BHXH

đối với các đơn vị sử dụng lao động còn chưa thường xuyên, cơ chế phối hợp giữa BHXH với các ngành chức năng trong việc đề ra các chế tài xử lý các doanh nghiệp vi phạm BHXH chưa đủ mạnh. Thực tế cho thấy, công tác thu và phát triển đối tượng tham gia BHXH vẫn còn tình trạng nợ BHXH diễn ra ở hầu hết các địa phương. Trong đó, số nợ BHXH từ 6 tháng trở lên tăng lên hàng năm nhưng nhiều BHXH tỉnh, thành phố nhất là BHXH cấp huyện chưa quyết liệt trong việc sử dụng biện pháp khởi kiện đối với các đơn vị có số nợ lớn, kéo dài ra Tòa án. Vẫn còn nhiều đơn vị sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp tư nhân không tham gia BHXH hoặc không tham gia đầy đủ cho toàn bộ số lao động thuộc diện tham gia BHXH; chậm đóng, đóng không đúng mức quy định nhưng chưa được xử lý, giải quyết.

Nguyên nhân của tình trạng trên, ngoài yếu tố khách quan do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn,... còn do một số địa phương khó khăn trong việc cân đối ngân sách. Thậm chí, có nơi công tác phối hợp với các ngành có liên quan để nắm bắt, điều tra tình hình về lao động chưa được thường xuyên; việc xử lý các vi phạm về BHXH còn ít và chưa nghiêm, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Nhiều BHXH tỉnh, thành phố chưa kiên quyết trong việc khởi kiện các đơn vị sử dụng lao động có số nợ lớn, thời gian kéo dài; có nơi còn chưa thành lập tổ thu nợ BHXH liên ngành; hoạt động của tổ thu nợ liên ngành ở một số địa phương chưa thường xuyên, kém hiệu quả; năng lực chuyên môn, trách nhiệm của một số cán bộ còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu, biểu hiện đó là: Thu không đúng đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, truy thu không đúng quy định của pháp luật, thu sai mức lương…

Thứ ba, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT mặc dù

đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Vẫn còn nhiều lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH nhưng chưa được tham gia, tập

trung chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động. Số người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp, chủ yếu là đối tượng đã tham gia BHXH bắt buộc đóng tiếp để đủ thời gian hưởng chế độ hưu trí.

Thứ tư, trong giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động ở một

số BHXH tỉnh, thành phố vẫn còn có những hạn chế, một số trường hợp giải quyết chậm, công tác hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động trong việc lập hồ sơ giải quyết chế độ BHXH chưa thống nhất; tình trạng làm giả sổ BHXH, mua, bán, làm giả giấy chứng nhận nghỉ việc (mẫu C65) để hưởng chế độ BHXH còn xảy ra ở một số địa phương gây thất thoát Quỹ BHXH. Công tác giải quyết chính sách BHXH tại một số địa phương cũng nổi lên một số vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là hiện tượng cấp giấy nghỉ ốm không đúng quy định cho người lao động, làm giả giấy nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ bù để thanh toán chế độ ốm đau vẫn xảy ra ở nhiều đơn vị sử dụng lao động; tình trạng giả mạo, khai man hồ sơ để hưởng chế độ BHXH diễn ra phức tạp (tại Đắk Lắk, qua kiểm tra đã phát hiện một số trường hợp trục lợi chế độ trong thời gian dài, với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng, trong đó các đối tượng dùng thủ đoạn tinh vi, chủ yếu khai man về thời gian công tác, tuổi đời... để hưởng BHXH); tình trạng cắt chậm hoặc chỉnh sửa ngày chết của đối tượng cho phù hợp với báo cáo giảm để hưởng chế độ vẫn xảy ra ở một số địa phương, đặc biệt là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 38)