0
Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Thực trạng phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH NGHỆ AN (Trang 56 -56 )

THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH NGHỆ AN

2.2.2. Thực trạng phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An

2.2.2.1. Thực trạng phân cấp về thẩm quyền quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội * Về phân cấp thẩm quyền quản lý thu BHXH

Hiện nay, BHXH Nghệ An thực hiện phân cấp quản lý thu theo đối tượng tham gia BHXH và theo mức thu BHXH. Việc phân cấp này chưa thực hiện đối với cấp xã, phường.

BHXH tỉnh có thẩm quyền quản lý thu BHXH đối với các đơn vị hành chính, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể của Trung ương hoặc do tỉnh quản lý. Các đơn vị đó gồm các sở, ban ngành, tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh, các đơn vị thuộc ngành dọc do Trung ương quản lý; một số doanh nghiệp do tỉnh hoặc Trung ương quản lý; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lao động lớn đóng trên địa bàn.

BHXH cấp huyện có thẩm quyền quản lý thu BHXH đối với các đơn vị, tổ chức khác ngoài các đơn vị, tổ chức đã được BHXH tỉnh quản lý. Những đơn vị, tổ chức sử dụng lao động đóng trên địa bàn huyện nào thì do BHXH huyện đó quản lý. Đối với các đơn vị sử dụng lao động có các đơn vị trực thuộc đóng trụ sở và hoạt động trên địa bàn nhiều huyện thì cơ quan BHXH cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội. Ngoài những đơn vị, tổ chức có số lao động và mức thu lớn do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu BHXH, BHXH huyện có thẩm quyền quản lý thu BHXH đối với các đơn vị, tổ chức có số lao động và mức thu BHXH thấp hơn còn lại. Các tổ chức đó gồm các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức, đoàn thể do cấp huyện trực tiếp quản lý; các doanh nghiệp, đơn vị ngoài quốc doanh trên địa bàn; các xã, phường, thị trấn; các tổ hợp tác, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

Số liệu bảng 2.4 và bảng 2.5 cho thấy số lượng đơn vị, số lao động tham gia BHXH và số thu BHXH được phân cấp cho BHXH tỉnh và BHXH cấp huyện quản lý thu BHXH từ năm 2007 đến năm 2011.

Bảng 2.4: Phân cấp quản lý đơn vị và đối tượng tham gia BHXH ở Nghệ An từ năm 2007 đến năm 2011

ĐVT: Triệu đồng

TT Năm BHXH tỉnh quản lý BHXH cấp huyện quản lý Tổng số Đơn vị Lao động Đơn vị Lao động Đơn vị Lao động (Người) 1 2007 184 37.908 3.124 90.489 3.308 128.397 2 2008 165 34.830 3.488 98.436 3.653 133.266 3 2009 189 34.793 3.836 102.934 4.025 137.727 4 2010 239 34.905 4.115 105.052 4.354 139.957 5 2011 242 35.434 4.692 111.736 4.934 147.170

Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An [2], [3]

Bảng 2.5: Tiền thu BHXH theo phân cấp quản lý thu BHXH từ năm 2007 đến năm 2011 ĐVT: Triệu đồng TT Năm BHXH tỉnh BHXH cấp huyện Tổng số 1 2007 77.837,3 133.343,2 212.180,5 2 2008 63.264,3 154.999,6 218.263,9 3 2009 88.589 175.182 263.771 4 2010 130.579,1 229.373,3 359.952,4 5 2011 166.252 272.505 438.757

Các số liệu trên cho thấy số đơn vị, người lao động tham gia BHXH và số tiền thu BHXH liên tục tăng qua các năm. Trong đó, số đơn vị, người lao động và số tiền thu BHXH do BHXH tỉnh quản lý thu chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số của toàn tỉnh.

Ở BHXH tỉnh, năm 2011, số tiền thu BHXH chiếm 37,89 %, số lao động tham gia BHXH chiếm khoảng 24,07 % trong tổng số của cả tỉnh. Mỗi cán bộ chuyên quản thu của BHXH tỉnh bình quân quản lý 17,28 đơn vị với 2.531 lao động. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ các doanh nghiệp do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu BHXH là những doanh nghiệp có số lao động lớn.

* Về phân cấp thẩm quyền quản lý chi BHXH

Phân cấp về thẩm quyền quản lý chi BHXH ở tỉnh Nghệ An được quy định như sau:

BHXH tỉnh quản lý việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh quản lý; trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ BHXH ngắn hạn cho người lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu.

BHXH cấp huyện quản lý tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ngắn hạn cho người lao động do BHXH cấp huyện trực tiếp quản lý thu; chi trả trợ cấp BHXH dài hạn cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn huyện.

Thực hiện quy định trên, tời gian qua, việc chi trả chế độ BHXH ngắn hạn và dài hạn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả nhất định.

Đối với chi trả chế độ BHXH ngắn hạn, hàng quý, căn cứ vào hồ sơ, chứng từ do các đơn vị sử dụng lao động lập theo quy định. BHXH tỉnh, huyện tiến hành thẩm định xét duyệt quyết toán chi chế độ BHXH ngắn hạn cho các đơn vị trực tiếp quản lý thu BHXH theo phân cấp quản lý.

Kết quả chi chế độ BHXH ngắn hạn theo phân cấp quản lý ở từng cấp được thể hiện trên bảng 2.6.

Bảng 2.6: Kết quả chi chế độ BHXH ngắn hạn theo phân cấp quản lý chi BHXH từ năm 2007 đến 2011 ĐVT: Triệu đồng T T Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 BHXH tỉnh 5.806 5.195 7.381 10.291 9.208 2 BHXH cấp huyện 17.532 18.254 21.216 33.848 33.232 Cộng 23.338 23.449 28.597 44.139 42.440

Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An [5]

Chỉ tính riêng trong năm 2011, BHXH tỉnh đã thực hiện thanh toán, chi trả số tiền là: 9,208 tỷ đồng cho các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý thu BHXH, đồng thời không chấp nhận thanh toán: 0,865 tỷ đồng.

BHXH cấp huyện đã thanh toán, chi trả 33,232 tỷ đồng cho các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý thu BHXH.

Kết quả chi chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trong năm 2011 được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Kết quả chi chế độ BHXH ngắn hạn theo phân cấp quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh, huyện năm 2011

TT Năm 2011 Số tiền duyệt chi

(Triệu đồng) Số tiền BHXH tỉnh không chấp nhận thanh toán BHXH tỉnh BHXH huyện 1 Quý I 2.270 4.468 253 2 Quý II 869 7.499 108 3 Quý III 2.588 6.903 240 4 Quý IV 3.481 14.362 264 Cộng 9.208 33.232 865

Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An [5]

Từ số liệu trên, có thể thấy nổi lên một số điểm khá lớn. Kinh phí chi chế độ BHXH ngắn hạn ở cấp huyện gấp 3,6 lần so với chi ở cấp tỉnh. Số tiền này tăng dần qua từng quý và qua các năm.

Số tiền không chấp nhận thanh toán cho các đơn vị sử dụng lao động còn chiếm tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ đó ở cấp tỉnh là 9,4%.

Một số đơn vị BHXH cấp huyện còn thanh toán chế độ ốm đau quá số ngày quy định theo chế độ, hoặc tính toán sai, chứng từ chưa hợp lệ. Việc chi trả các chế độ BHXH chưa gắn với việc thu nộp BHXH. Có đơn vị BHXH cấp huyện còn thanh toán chế độ BHXH cho những đơn vị sử dụng lao động nộp chậm, nộp thiếu BHXH. Theo số liệu quyết toán năm 2011, BHXH tỉnh đã xuất toán 0,439 tỷ đồng trên tổng số 33,671 tỷ đồng (chiếm khoảng 1,3 %) mà BHXH cấp huyện đã xét duyệt thanh toán cho các đơn vị sử dụng lao động trực tiếp quản lý thu BHXH (xem phụ lục 3).

Đối với việc chi trả chế độ BHXH dài hạn, ở Nghệ An, việc chi trả chế độ BHXH dài hạn được thực hiện theo quy trình đã định. Hàng tháng, căn cứ vào số đối tượng đang hưởng và số đối tượng giảm (do hết thời hạn hưởng, do chết hoặc chuyển đi) của từng xã, phường. BHXH cấp huyện tiến hành lập biểu tổng hợp báo cáo giảm gửi BHXH tỉnh để lập dự toán kinh phí và lập danh sách chi trả cho từng đơn vị. Sau khi nhận được kinh phí (bằng uỷ nhiệm chi qua tài khoản Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT) và danh sách chi trả từ tỉnh, BHXH cấp huyện phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT cấp huyện để lập kế hoạch rút tiền mặt, phân công cán bộ chi trả trực tiếp hoặc cấp kinh phí và bàn giao danh sách chi trả cho các Ban đại diện chi trả xã, phường để tổ chức chi trả cho từng đối tượng. Sau khi cấp phát chi trả, BHXH cấp huyện tiến hành quyết toán với từng Ban đại diện chi trả xã, phường và tổng hợp báo cáo quyết toán về cấp tỉnh theo đúng quy định.

Thực hiện quy định trên, thời gian qua, BHXH tỉnh đã thực hiện tốt các quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý chi BHXH. BHXH tỉnh đã cấp phát đầy đủ, kịp thời kinh phí và cung cấp danh sách chi trả cho 634 xã, phường của tỉnh Nghệ An có đối tượng đang hưởng chế độ BHXH dài hạn. BHXH

cấp huyện đã phối hợp với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT để lập kế hoạch tiền mặt chi trả cho đối tượng hưởng chế độ BHXH; phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phường trong việc ký kết hợp đồng chi trả với các Ban đại diện chi trả... bảo đảm chi trả kịp thời, đầy đủ, an toàn chế độ BHXH dài hạn tới đối tượng được hưởng BHXH trên địa bàn (xem phụ lục 4).

Từ thực trạng phân cấp thẩm quyền quản lý thu, chi BHXH ở tỉnh Nghệ An, chúng ta có thể thấy có một số điểm cần quan tâm.

Thứ nhất, theo quy định phân cấp, việc quản lý thu BHXH của khối

ngoài quốc doanh, cán bộ xã, phường, khối mầm non ngoài công lập, tổ hợp tác và hộ sản xuất kinh doanh cá thể được giao cho BHXH cấp huyện thực hiện. Đây là công việc khó khăn vì các đầu mối thu này không tập trung, thường xuyên biến động, trong khi đó nhiệm vụ giao cho BHXH cấp huyện khá nặng nề, biên chế còn ít, các điều kiện vật chất và công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế. Vấn đề này sẽ càng khó khăn hơn khi năm 2012 cơ quan BHXH tiếp tục tổ chức quản lý thu BHXH của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo Luật BHXH.

Thứ hai, việc phân cấp quản lý thu BHXH chưa gắn chặt với việc phân

cấp thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động. Theo quy định hiện nay, BHXH huyện chỉ được giao thực hiện xét duyệt chế độ BHXH ngắn hạn cho người lao động do huyện trực tiếp quản lý thu. Các chế độ BHXH dài hạn, cấp sổ BHXH, thẻ đều do BHXH tỉnh thực hiện. Cơ chế này một mặt chưa tạo ra sự hợp lý trong việc thực hiện nguyên tắc có tham gia BHXH mới được hưởng các chế độ BHXH. Mặt khác, nó chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động khi thực hiện chế độ BHXH.

Thứ ba, việc quản lý xét duyệt thanh toán chế độ BHXH ngắn hạn cũng

đã bộc lộ bất cập do các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu là làm thủ công. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Việc phân cấp chi BHXH chưa

phù hợp và gây không ít khó khăn cho những đơn vị ở khá xa trung tâm tỉnh lỵ khi giải quyết chế độ cho người lao động.

Thứ tư, việc phân cấp quản lý chi chế độ BHXH dài hạn đã tạo điều kiện

thuận lợi để các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH trên địa bàn toàn tỉnh được nhận tiền một cách nhanh chóng, đồng loạt. Trách nhiệm trong việc quản lý và chi trả các chế độ BHXH của từng cấp, từng đơn vị được quy định cụ thể rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phân cấp quản lý chi BHXH dài hạn còn có ba hạn chế. Một là, lượng chi trả bằng tiền mặt quá lớn và chủ yếu lại giao cho Ban đại diện chi trả các xã, phường thực hiện, do vậy việc kiểm soát chi đúng đối tượng, kịp thời và đảm bảo an toàn là vấn đề rất khó khăn. Hai là, công tác lập dự toán chi BHXH còn thiếu chính xác, hiện tượng cắt giảm nhầm, cắt giảm hai lần, cắt giảm chậm vẫn còn, gây bức xúc cho đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn. Ba là, một số đơn vị BHXH cấp huyện chưa phối hợp tốt với Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT cấp huyện trong việc lập kế hoạch tiền mặt. Điều đó đã dẫn đến việc không có đủ lượng tiền mặt để chi trả trong cùng một thời điểm và việc chi trả cho các đối tượng kéo dài.

2.2.2.2. Thực trạng phân cấp kiểm tra, kiểm soát thu, chi bảo hiểm xã hội

Thời gian qua, BHXH tỉnh Nghệ An đã thực hiện nghiêm túc các quy định của BHXH Việt Nam về phân cấp quản lý đối với công tác kiểm tra, kiểm soát và giải quyết khiếu nại tố cáo. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thu, chi BHXH ở tỉnh Nghệ An đã đạt được một số kết quả nhất định. Hàng năm, BHXH tỉnh đều xây dựng kế hoạch kiểm tra. Từ năm 2007 đến năm 2011, BHXH tỉnh đã thực hiện 196 cuộc kiểm tra (có 8 cuộc kiểm tra liên ngành). Trong đó, có 44 cuộc kiểm tra tại BHXH cấp huyện; 31 cuộc kiểm tra tại các xã, phường; 89 cuộc kiểm tra tại các đơn vị sử dụng lao động; 32 cuộc kiểm tra tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Có thể thấy rằng, hoạt động kiểm tra, kiểm soát thu, chi BHXH thời gian qua đã góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật BHXH của chủ sử dụng lao động, đồng thời giúp cơ quan BHXH nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát của ngành BHXH còn hạn chế. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa được phân cấp cho cấp huyện. Điều đó dẫn tới một số hạn chế trong kiểm tra, kiểm soát thu, chi BHXH ở cấp tỉnh và cấp huyện. Các cuộc kiểm tra còn ít, nhất là các cuộc kiểm tra liên ngành. Việc xử phạt hành chính các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân, đơn vị theo quy định chưa được thực hiện, do vậy một số vi phạm của đơn vị sử dụng lao động như: khai báo số lao động tham gia BHXH và quỹ lương đóng BHXH thấp so với thực tế, nộp chậm BHXH, nợ đọng BHXH, thanh toán chế độ ngắn hạn chưa đúng quy định...; vi phạm của các Ban đại diện chi trả xã, phường như cắt giảm không kịp thời... chưa được xử lý dứt điểm và nghiêm minh.

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về thu, chi BHXH cũng được các đơn vị thực hiện kịp thời, đúng quy định, không có đơn thư tồn đọng. Từ năm 2007 đến năm 2011, toàn ngành BHXH Nghệ An đã giải quyết 423 đơn thư khiếu nại, tố cáo của đối tượng. Trong đó, số đơn thư khiếu nại chiếm tỷ trọng khá lớn, gần 80% so với tổng số. Thực tế, việc giải quyết đơn thư khiếu nại chủ yếu là ở cấp tỉnh. Hàng năm BHXH cấp huyện chỉ giải quyết 01 đến 02 đơn. Nội dung đơn thư khiếu nại chủ yếu là của đối tượng bị cắt trợ cấp mất sức lao động theo quy định. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về BHXH ở Nghệ An như sau (xem bảng 2.8)

Bảng 2.8: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về BHXH từ năm 2007 đến năm 2011

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2011 Năm 2011

Đơn khiếu nại 64 141 64 43 27

Đơn tố cáo 27 26 18 04 09

Cộng 91 167 82 47 36

Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An [6]

2.2.2.3. Thực trạng phân cấp quản lý bộ máy tổ chức và cán bộ bảo hiểm xã hội

Việc phân cấp quản lý bộ máy tổ chức và cán bộ BHXH ở Nghệ An được thực hiện như sau:

Giám đốc BHXH tỉnh trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ của toàn ngành, điều đó có nghĩa là Giám đốc BHXH tỉnh quản lý công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, điều động, thuyên chuyển và các chính sách chế độ cho cán bộ, công chức. Giám đốc BHXH tỉnh cũng trực tiếp quản lý đội ngũ kế toán trưởng BHXH cấp huyện và cán bộ quản lý từ cấp phó trưởng phòng của BHXH tỉnh, Phó giám

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH NGHỆ AN (Trang 56 -56 )

×