Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 68)

* Trồng trọt:

Sinh kế của nông hộ về trồng trọt là tất cả các hoạt động sản xuất ngành trồng trọt, đó là các cây trồng mà gia đình có thể phục vụ cho sinh nhai. Với lợi thế là một vùng đồi núi, diện tích đất nông nghiệp khá lớn nhưng tùy vào cơ cấu đất, đặc điểm địa hình của khu vực mà 3 xã nghiên cứu đại diện cho 3 vùng của huyện Võ Nhai có các loại cây trồng chủ yếu khác nhau. Tuy nhiên do sự khác biệt về quy mô đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp của các hộ giữa các khu vực mà diện tích của các cây trồng cũng khác nhau được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.9: Diện tích cây trồng của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2013

Loại cây chủ yếu Xã La Hiên Xã Bình Long Xã Sảng Mộc

Lúa - Diện tích (ha/hộ) 0,15 0,18 0,07 - % trong diện tích 27,78 26,48 18,92 Ngô - Diện tích (ha/hộ) 0,17 0,22 0,20 - % trong diện tích 31,48 32,35 54,05 Chè - Diện tích (ha/hộ) 0,04 0,03 0,00 - % trong diện tích 7,41 4,41 0,00 Na - Diện tích (ha/hộ) 0,07 0,00 0,00 - % trong diện tích 12,96 0,00 0,00 Cây trồng khác - Diện tích (ha/hộ) 0,11 0,25 0,10 - % trong diện tích 20,37 36,76 27,03 Tổng diện tích đất canh tác (ha) 0,54 0,68 0,37

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Qua kết quả điều tra diện tích một số cây trồng cho thấy các loại cây trồng chính có diện tích giảm dần từ xã La Hiên đến Sảng Mộc, điều này hoàn toàn đúng với thực tế vì khu vực vùng cao diện tích đất để có thể trồng lúa, ngô, rau màu…ít hơn so với khu vực vùng thấp trong khi diện tích nương rẫy lại nhiều hơn. Các cây lương thực ở đây chủ yếu phục vụ cho gia đình, nhằm mục đích tự cung tự cấp là chính do vậy tính đa dạng các loại cây trồng chưa cao, diện tích trồng không tập trung và khả năng thâm canh để tạo ra sản phẩm hàng hóa còn hạn chế do nhiều nguyên nhân: đất đai kém màu mỡ chủ

yếu là đất dốc, hệ thống tưới tiêu không đảm bảo phần lớn vẫn phụ thuộc vào nước trời, đất đai manh mún thiếu tập trung khó cho đầu tư và một nguyên nhân rất quan trọng đó là trình độ canh tác, vốn đầu tư cho sản xuất còn hạn chế.

Đối với các cây trồng lâu năm như chè, na…có thể do cây trồng phù hợp với chất đất và tập quán canh tác của các hộ mà vùng đất thấp như La Hiên có diện tích chè và na nhiều hơn cả. Về năng suất cũng cao hơn do trình độ văn hóa trung bình cao hơn 2 xã trên nên khả năng nhận thức và tiếp cận kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng như chuyên môn hóa cao hơn so với khu vực khác. Như vậy, có thể thấy rằng cây trồng hàng năm và dài ngày rất phù hợp với điều kiện đất đai của khu vực vùng thấp La Hiên. Đây chính là thế mạnh của vùng, cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ, quy hoạch vùng sản xuất tập trung để phát triển cây trồng hàng năm đặc biệt những cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây chè, cây na…theo hướng sản xuất hàng hóa.

* Chăn nuôi:

Trong những năm gần đây các hộ đã đầu tư nhất định vào chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm…tuy nhiên chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ chưa có quy mô gia trại, trang trại lớn. Ở đây người dân không chỉ thuần chăn nuôi mà có sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt làm thức ăn cho vật nuôi điều này sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Bảng 3.10: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của các hộ điều tra

Đơn vị tính: Con

Số lượng

gia súc Xã La Hiên Xã Bình Long Xã Sảng Mộc Trung bình

Trâu 0,4 0,6 0,8 0,6

0,6 0,5 0,3 0,5

Lợn 3,3 3,8 2,9 3,4

Gia cầm 26,8 28,3 21,2 25,4

Qua bảng ta thấy số trâu bò các hộ nuôi không nhiều, trung bình mỗi hộ có 0,6 con/ tổng số hộ điều tra. Trâu bò được nuôi chủ yếu để làm sức kéo trong trồng trọt nên mức độ đầu tư không nhiều chủ yếu là nuôi bán chăn thả, thức ăn từ sản phẩm trồng trọt. Đối với chăn nuôi lợn, xã Bình Long là xã có số hộ chăn nuôi lợn nhiều nhất trung bình mỗi hộ có 3,4 con lợn, xã Sảng Mộc có số lợn ít nhất, các hộ chăn nuôi lợn để lấy phân bón cho nông nghiệp thức ăn cho lợn tận dụng từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi gà ở đây chủ yếu cho mục đích tự cung tự cấp cho gia đình với số lượng không nhiều. Chăn nuôi có mối quan hệ khép kín với trồng trọt. Trong 3 xã thì xã Bình Long là xã có số lượng chăn nuôi lớn hơn cả, trong xã còn có mô hình chăn nuôi gà mía tại xóm Bình An với 36 hộ tham gia, đem lại thu nhập cao cho hộ dân.

Tóm lại chăn nuôi tại địa bàn 3 xã nhìn chung không phát triển mạnh, chủ yếu để phục vụ gia đình chứ chưa có sản phẩm hàng hóa. Mặc dù diện tích đất khá rộng nhưng chưa có nhiều hộ đầu tư theo quy mô trang trại, mức độ đầu tư cho chăn nuôi cũng không nhiều tận dụng những sản phẩm từ trồng trọt là chính.

* Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp của vùng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng quỹ đất của khu vực (chiếm 72,82% trong tổng diện tích đất), do vậy mà rừng là một nguồn thu quan trọng đối với các hộ. Qua phân tích ở mục trên cho thấy diện tích đất lâm nghiệp tăng từ xã La Hiên đến Sảng Mộc, do điều kiện địa hình địa thế, Sảng Mộc là xã có diện tích lớn hơn cả trong 3 xã và với địa hình cao nên rừng được phát triển mạnh hơn đây có thể nói là lợi thế của xã. Diện tích đất rừng khác nhau giữa các hộ khu vực vùng cao và các hộ khu vực vùng thấp đặc biệt là mục đích sử dụng rừng cũng rất khác nhau được thể hiện qua bảng 3.11:

Bảng 3.11: Tình hình nguồn lực rừng của các hộ điều tra năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT La Hiên Bình Long Sảng Mộc

Diện tích đất lâm nghiệp Ha 0,72 0.69 2,71

Rừng trồng phòng hộ % 13,3 3 92,7

Rừng trồng sản xuất % 86,7 97 7,3

Nguồn: Số liệu điều tra 2014

Qua bảng số liệu ta thấy xã Sảng Mộc có diện tích rừng trồng phòng hộ chiếm tỷ lệ cao nhất 92,7% trong khi đó xã La Hiên 13,3%, xã Bình Long chỉ chiếm 3%. Hiện nay cả 3 xã đang hướng tới mục tiêu là rừng sản xuất nhưng thu nhập từ rừng hầu như chưa đáng kể. Như vậy có thể nói vai trò của rừng đối với việc tạo thu nhập cho hộ hiện nay hầu như không có gì, nhưng đây là một tiềm năng lớn cho tương lai mà các hộ cần phải quan tâm và nên đầu tư. Ngoài yếu tố thu nhập thì rừng còn có vai trò khác như: việc khôi phục độ màu mỡ của đất trong hệ thống nông nghiệp luân canh, duy trì lượng nước và bảo vệ chất lượng nước, rừng tạo việc làm cho các hộ gia đình.

Khu vực vùng núi nói chung và huyện Võ Nhai nói riêng là khu vực có thế mạnh về phát triển rừng, diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng kết quả của các hoạt động kinh tế nếu so sánh với nguồn thu từ nông nghiệp thì còn thấp hơn nhiều. Nguyên nhân ở đây có thể là do rừng chưa được quan tâm đúng mức trong đầu tư phát triển, sự thiếu thốn về nguồn lực dẫn đến đầu tư còn hạn chế nên thu nhập từ rừng chưa cao.

Qua bảng thu nhập từ rừng của các hộ điều tra ta có thể thấy thu nhập từ rừng là rất thấp so với diện tích rừng hiện có của các hộ. Với diện tích như vậy nếu biết cách khai thác sẽ cho nguồn thu cao hơn rất nhiều.

Bảng 3.12: Tình hình thu nhập từ rừng của các hộ điều tra năm 2013

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Trung bình thu nhập từ rừng của các hộ gia đình

La Hiên 3.636.810

Bình Long 5.742.730

Sảng Mộc 11.583.000

Nguồn: Số liệu điều tra 2014

Qua bảng thu nhập bình quân từ rừng cho thấy việc phát triển rừng của cả 3 xã chưa được chú trọng chưa khai thác được hết tài nguyên tự nhiên vốn có ở đây. Nếu chú trọng đầu tư cho phát triển ngành rừng thì trong tương lai đây sẽ là nguồn thu lớn cho người dân nơi đây.

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)