Nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 56)

* Đất đai:

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo vì vậy trong đề tài này tôi đã đi sâu tìm hiểu nguồn lực đất đai của hộ và đánh giá chiều hướng tác động của điều kiện tự nhiên tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.

Đất đai của hộ được xem xét dưới các khía cạnh sau: quy mô đất đai, biến động của từng loại đất, chất lượng đất nông nghiệp...

Vị trí và diện tích đất đai không thay đổi, chất lượng và hiệu quả sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào quá trình sử dụng của con người. Vì vậy việc sử dụng đất hợp lý là chiến lược phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

Bảng 3.6: Hiện trạng đất đai bình quân của các hộ điều tra tại 3 xã của huyện Võ Nhai năm 2014

Đơn vị tính: ha

Diễn giải La Hiên

(Vùng thấp) Bình Long (Gò đồi) Sảng Mộc (Vùng cao) Tổng diện tích 1,311 1,436 3,114

1. Đất sản xuất nông nghiệp 0,54 0,68 0,37

- Tỷ lệ % 41,19 47,35 11,88

2. Đất lâm nghiệp 0,72 0,69 2,71

- Tỷ lệ % 54,92 48,05 87,03

3. Đất nuôi trồng thủy sản 0,011 0,016 0,004

- Tỷ lệ % 0,84 1,11 0,13

4. Đất phi nông nghiệp 0,04 0,05 0,03

- Tỷ lệ % 3,05 3,48 0,96

Nguồn:Số liệu điều tra 2014

cao nhất đại diện cho vùng cao nhưng khi phân theo từng loại lại có sự thay đổi. Về đất trồng trọt diện tích giảm dần từ Bình Long, La Hiên đến Sảng Mộc. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế vì khu vực vùng cao diện tích đất để trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả…ít hơn rất nhiều so với vùng thấp chủ yếu là đất nương rẫy, mặc dù diện tích đất rất lớn nhưng vùng cao chủ yếu là đất trồng cây lâm nghiệp. Như vậy diện tích đất nông nghiệp của 3 xã chủ yếu là trồng trọt và lâm nghiệp, diện tích đất dùng cho chăn nuôi và thủy sản còn hạn chế.

Từ số liệu điều tra cho thấy có sự chênh lệch về diện tích giữa các loại đất ở 3 xã đại diện cho 3 vùng, có thể nói mỗi vùng có 1 thế mạnh riêng và từ đó ta khai thác được tiềm năng của chúng. Diện tích đất nông nghiệp nói chung góp phần rất lớn vào việc đảm bảo an ninh lương thực của người dân khu vực, đối với các xã thuộc huyện Võ Nhai cũng vậy nhưng trên thực tế đối với những xã vùng thấp như La Hiên thì điều này là đơn giản còn những xã vùng cao, vùng sâu vùng xa như Sảng Mộc thì đây là một vấn đề khó khăn đòi hỏi người dân khu vực này cần có những chiến lược sinh kế khác so với người dân vùng thấp. 0% 20% 40% 60% 80% 100% La Hiên Bình Long Sảng Mộc

4. Đất phi nông nghiệp 3. Đất nuôi trồng thủy sản 2. Đất lâm nghiệp

1. Đất sản xuất nông nghiệp

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu diện tích đất của các hộ điều tra tại 3 xã của huyện Võ Nhai năm 2014

Có thể thấy cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các loại đất nói trên, đối với xã La Hiên diện tích đất lâm nghiệp chiếm 50,67%, xã Bình Long chiếm 46,12%, xã Sảng Mộc chiếm 94,64% như vậy đây là lợi thế của các xã về sản xuất lâm nghiệp tuy nhiên việc sản xuất lâm nghiệp cũng gặp không ít khó khăn về vốn, vấn đề về thời gian sinh trưởng tương đối dài do vậy trong thời gian trước mắt thì người dân sẽ gặp khó khăn về nguồn thu nhập cho gia đình mình.

Tóm lại, huyện Võ Nhai có thể nói là có tiềm năng về diện tích đất, song chất đất lại không phù hợp cho việc phát triển cây lương thực ngắn ngày, do vậy vấn đề ở đây là cần tìm ra hay thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với chất đất đặc biệt là cần phát triển cây chịu hạn trên đất nương rẫy và đất ruộng cho người dân nơi đây.

* Nguồn nước:

Nước có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tuy nhiên đối với địa bàn huyện Võ Nhai thì nguồn nước chủ yếu cho sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn là nước trời. Do điều kiện địa hình đồi núi phức tạp có độ dốc cao do vậy hệ thống kênh mương dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng ở đây gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, nước còn có ý nghĩa trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ. Đối với xã La Hiên do địa hình thấp và gần trục đường chính nên nước sinh hoạt của các hộ sử dụng chủ yếu là nước giếng khoan, nước máy nhưng những xã vùng đồi, vùng núi cao như Bình Long, Sảng Mộc thì nguồn nước còn ít, họ phải nối những ống nứa từ xa để có nước sạch với mức độ còn hạn chế chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

* Nguồn tài nguyên rừng

Rừng là nguồn lực chủ yếu phát triển kinh tế trong tương lai (Primentel, 1989). Điều đó có nghĩa rằng nguồn lực rừng rất quan trọng trong

phát triển kinh tế và đặc biệt là mức sống của dân tộc miền núi bởi vì rừng là nguồn lực tự nhiên như nước, lương thực, thuốc chữa bệnh, củi, gỗ và những nhu cầu vật chất khác. Dân tộc miền núi có lịch sử lâu dài cùng với mối quan hệ mật thiết từ rừng bởi đó là cuộc sống của họ.

Qua phân tích ở trên cho thấy đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng quỹ đất của khu vực (chiếm 73,32% trong tổng diện tích đất), do vậy mà rừng là một nguồn thu quan trọng đối với các hộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

50,67 46,12 94,64 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00 La Hiên Bình Long Sảng Mộc

Nguồn: Số liệu điều tra 2014

Biều đồ 3.5: Cơ cấu đất lâm nghiệp của các hộ điều tra tại 3 xã của huyện Võ Nhai năm 2014

Qua biểu trên thấy rằng diện tích đất rừng tăng dần từ La Hiên, Bình Long đến Sảng Mộc theo vị trí địa hình từ thấp đến cao. Xã Sảng Mộc là xã vùng cao nên diện tích rừng ở đây là lớn nhất, bà con dân tộc thu nhập chủ yếu là kiếm từ rừng: gỗ, củi, rau rừng, nấm, mật ong… nhưng nguồn thu này chủ yếu là thời vụ vì vậy không đảm bảo nguồn thu nhập bền vững cho các hộ và giá trị thu được từ những sản phẩm đó còn rất thấp nên thu nhập của hộ gia

đình thấp, so với việc chi tiêu cho đời sống các hộ thì không đủ do vậy đời sống người dân tộc ở các xã vùng cao còn gặp rất nhiều khó khăn.

Đối với sản phẩm ngoài gỗ và củi có số lượng ít, không ổn định nên cần quan tâm đến các sản phẩm có giá trị cao và ổn định như gỗ nhưng để thu được sản phẩm là gỗ rừng có giá trị kinh tế cao thì cần một thời gian tương đối dài do vậy trước mắt cần tìm ra kế sinh nhai cho đồng bào dân tộc trong khi chờ đợi một nguồn thu lớn. Đây là một tiềm năng lớn cho tương lai mà các hộ cần quan tâm và đầu tư.

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 56)