Nguồn lực con người

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 60)

Nguồn lực con người được xem như là nguồn vốn quan trọng nhất trong chiến lược sinh kế, con người là một chủ thể tạo ra các hoạt động sinh kế. Đồng thới, các thành tố thuộc về con người như: sức khỏe, kiến thức, kỹ năng nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và phát triển chiến lược sinh kế. Sức khỏe là nguồn lao động là cơ sở nền tảng để con người thực hiện các hoạt động sinh kế, trình độ học vấn, nhận thức và kỹ năng là những yếu tố để đưa ra quyền quyết định và lựa chọn phương thức sinh kế phù hợp với khả năng.

Nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ: số lượng và chất lượng. Về số lượng được thể hiện bằng tổng nhân khẩu, lao động trong độ tuổi còn về chất lượng được quan tâm nhiều đến trình độ học vấn của các thành viên trong hộ đặc biệt là chủ hộ người ra quyết định chính trong gia đình.

Nhân khẩu và lao động là nguồn nhân lực của hộ, xem xét nhân khẩu và lao động của hộ sẽ biết được nguồn nhân lực của hộ như thế nào. Qua bảng 3.7 ta sẽ biết được điều đó.

Bảng 3.7: Tình hình nhân khẩu lao động của các hộ điều tra năm 2014

Đơn vị tính: Người

Số nhân khẩu Số lao động Số lao động NN

Số hộ Tổng TB Tổng TB Tổng TB La Hiên 30 108 3,6 58 1,93 47 1,57 Bình Long 30 126 4,2 74 2,47 63 2,1 Sảng Mộc 30 132 4,4 93 3,1 87 2,9 Tổng 90 336 3,7 225 2,5 197 2,19

Nguồn: Số liệu điều tra 2014

Qua điều tra cho thấy bình quân nhân khẩu/hộ tăng dần từ xã La Hiên đến Sảng Mộc nguyên nhân là các đồng bào dân tộc vùng cao từ trước đến nay chưa nhận thức sâu sắc về kế hoạch hóa gia đình. Trung bình một hộ gia đình có 3,7 thành viên và 2,5 lao động. Số lao động nông nghiệp của hộ chiếm 87,56 % so với tổng lao động. Như vậy lao động nông nghiệp của cả 3 xã vẫn chiếm đa số, trung bình 2,19 lao động /hộ cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp. Lao động làm công làm thuê cho người khác và làm việc phi nông nghiệp ở mức thấp. Số lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 12,44 % tổng số lao động của hộ gia đình. Điều này cho thấy các hoạt động nông nghiệp vẫn có vai trò chủ đạo và sự đa dạng hóa các hoạt động sinh kế nhất là các hoạt động phi nông nghiệp vẫn còn hạn chế.

Kết quả kinh tế của hộ gia đình không chỉ dựa vào số lượng lao động mà quan trọng ở đây chính là chất lượng lao động thể hiện ở trình độ văn hóa chủ hộ. Đa số người dân khu vực miền núi nói chung có trình độ dân trí thấp hơn đồng bằng và khu vực thành thị. Đối với 3 xã điều tra nghiên cứu thì khu vực vùng cao Sảng Mộc có trình độ dân chí thấp nhất do điều kiện kinh tế khó khăn, đường đi khó đi lại đặc biệt ở xã này có nhiều dân tộc Mông sinh sống vẫn theo tập quán canh tác riêng, khó có thể vận động được trẻ em ở đây đi học, vì vậy trình độ dân trí ở đây còn thấp.

Chủ hộ là người có vai trò lớn trong việc ra quyết định trong các vấn đề kinh tế cũng như trong đời của hộ, khi chủ hộ gia đình có trình độ văn hóa cao thì sẽ đưa ra được những giải pháp sinh kế phù hợp với điều kiện gia đình để phát triển kinh tế nâng cao đời sống của hộ.

Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về chủ hộ của các hộ điều tra năm 2014 La Hiên Bình Long Sảng Mộc BQ chung Chỉ tiêu ĐVT SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Tổng số hộ điều tra Hộ 30 100 30 100 30 100 1. Giới tính của chủ hộ - Nam Người 24 80 21 70 28 93,33 24,33 81,11 - Nữ Người 6 20 9 30 2 6,67 5,67 18,89 2. Tuổi của chủ hộ 46,2 48,7 52 48,97 3. Học vấn của chủ hộ Lớp * 7 5 2 4,67 4. Chuyên môn của chủ hộ - Chưa qua đào tạo Người 24 80,00 25 83,33 28 93,33 25,67 85,56 - Sơ cấp Người 4 13,33 0 0,00 1 3,33 1,67 5,56 - Trung cấp Người 0 0,00 2 6,67 0 0,00 0,67 2,22 - Cao đẳng Người 2 6,67 3 10,00 1 3,33 2,00 6,67 - Đại học Người 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0,00 0,00

Nguồn: Số liệu điểu tra 2014

(* Trình độ học vấn quy theo hệ 12 năm)

Qua bảng ta thấy chủ hộ là nam giới chiếm 81,11% cao hơn so với chủ hộ là nữ chiếm 18,89%. Chủ hộ là người làm chủ gia đình, đưa ra mọi quyết định trong cuộc sống, qua điều tra thấy chủ hộ là nam cao hơn nhiều so với chủ hộ là nữ như vậy các quyết định trong hoạt động sản xuất của hộ chủ yếu do là do nam giới quyết định. Đối với các quyết định thì nam giới sẽ mạnh

mẽ, quyết đoán hơn là nữ giới. Tuổi bình quân của chủ hộ khá cao 48,97 tuổi trong đó tuổi bình quân của chủ hộ xã Sảng Mộc là cao nhất 52 tuổi, xã La Hiên thấp nhất là 46,2 tuổi.

Hầu hết các hộ gia đình được phỏng vấn đều có mức học vấn trung bình, hầu như chỉ học ở cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở. Trình độ học vấn của chủ hộ không cao bình quân là lớp 6,7quy theo hệ 12, trong tổng số hộ điều tra không có hộ nào có trình độ đại học. Xem xét góc độ của chủ hộ để thấy vai trò quyết định của hộ trong các chiến lược sinh kế. Qua điều tra cho thấy tuổi của chủ hộ tương đối cao trong khi trình độ lại rất hạn chế do vậy các quyết định về hoạt động sinh kế cho gia đình mình đôi khi còn thiếu chính xác chưa đúng hướng do vậy đời sống của đồng bào dân tộc huyện Võ Nhai

còn nhiều khó khăn. Nguồn vốn con người là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng

một chiến lược sinh kế hiệu quả và phát triển lâu dài. Nguồn vốn này nếu được trau dồi và chú trọng thì trong tương lai có thể khắc phục được những hạn chế của các yếu tố như tài chính, vật chất, xã hội…ngược lại một khi nguồn lực con người không được chú trọng ngày càng hạn hẹp thì sẽ là bức tường cản trở gây nên khó khăn trong đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)