thiểu số tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, có đông dân tộc thiểu số sinh sống với các thành phần dân tộc khác nhau, phong tục tập quán có những nét khác nhau, trình độ phát triển không đồng đều do đó dẫn đến phương thức sinh kế cũng khác nhau. Là huyện vùng cao nên hoạt động sinh kế của người dân ở đây chủ yếu là các hoạt động nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp có phần hạn chế hơn.
Chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung, huyện Võ Nhai nói riêng đề cao đến vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số, có các chương trình dự án hỗ trợ khu vực khó khăn như chương trình 135, chương trình xây dựng nông thôn mới...trong khi thực hiện đề tài chúng tôi có tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu liên quan đến sinh kế người dân huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên như:
- Đề tài: Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh).
Đề tài này nghiên cứu đặc điểm, vai trò của các nguồn lực của hộ đối với phát triển kinh tế hộ, tìm ra các giải pháp tạo điều kiện giúp hộ nông dân khai thác, phát huy thế mạnh của nguồn lực để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo.
- Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Đề tài này nghiên cứu nhằm chỉ ra được những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến đói nghèo của các hộ và đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Võ Nhai.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã: La Hiên, Bình Long, Sảng Mộc của huyện Võ Nhai.
- Các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất tại địa điểm nghiên cứu.
- Các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thuộc 3 xã của huyện Võ Nhai.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại 3 xã đại diện cho 3 vùng của huyện Võ Nhai.
- Phạm vi về thời gian: Để phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành thu thập số liệu từ năm 2011 đến năm 2013 và số liệu điều tra năm 2014.
- Phạm vi về nội dung: Các hoạt động sinh kế bao gồm: hoạt động nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp nhưng trong đề tài này tập trung chủ yếu vào các hoạt động nông nghiệp.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai
- Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.2. Các nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã của huyện Võ Nhai
- Nguồn lực tự nhiên - Nguồn lực con người
- Nguồn lực xã hội - Nguồn lực vật chất - Nguồn lực tài chính
2.2.3. Thực trạng các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã của huyện Võ Nhai
- Hoạt động trồng trọt - Hoạt động chăn nuôi - Hoạt động lâm nghiệp
2.2.4. Đánh giá thực trạng sinh kế để rút ra những ưu, nhược điểm của các hoạt động sinh kế
2.2.4.1. Hoạt động trồng trọt - Điểm mạnh
- Điểm yếu
2.2.4.2. Hoạt động chăn nuôi - Điểm mạnh
- Điểm yếu
2.2.4.3. Hoạt động lâm nghiệp - Điểm mạnh
- Điểm yếu
2.2.5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sinh kế
2.2.5.1. Quan điểm, phương hướng 2.2.5.2. Giải pháp
- Giải pháp chung - Giải pháp cụ thể
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
1. Các hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu số bao gồm những hoạt động gì?
2. Các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất tại địa điểm nghiên cứu có ảnh hưởng như nào tới sinh kế của người dân ?
3. Người dân chủ yếu dùng hoạt động sinh kế nào? Tại sao? 4. Thu nhập của người dân từ các hoạt động như thế nào?
5. Những khó khăn người dân gặp phải trong hoạt động sinh kế?
6. Những giải pháp chủ yếu nào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sinh kế tại địa phương?
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Chọn điểm điều tra
+ Xã nghiên cứu là 3 xã: Xã Bình Long, xã La Hiên, xã Sảng Mộc. + Chọn hộ điều tra:
Đối với các hộ nông dân:
Trong 1 xã chọn 3 xóm đại diện để điều tra, trong 1 xóm chọn ngẫu nhiên 10 hộ dân tộc thiểu số để điều tra thu thập thông tin. Chọn hộ nông dân điều tra tại 3 xã của huyện Võ Nhai dựa vào phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp lại.
- Cách lấy mẫu là phương pháp chọn ra mẫu n đơn vị nghiên cứu từ một quần thể N thế nào để tất cả các đơn vị có cơ hội được chọn bằng nhau. Ta có thể chọn từ dưới lên hay từ trên xuống theo thứ tự bằng cách lấy ra một hộ một cách ngẫu nhiên, tuỳ ý, sau đó, cứ cách một khoảng cách nhất định (số k = N/n) rút ra hộ thứ hai, và cũng cách một khoảng như thế chọn ra đơn vị thứ ba... cho đến đủ kích thước của mẫu cần chọn [14]. Cụ thể, dựa trên danh sách các hộ dân tộc thiểu số đã được đánh số thứ tự để có thể chọn mẫu ngẫu nhiên, bằng cách cứ trung bình cách 5 hộ ta chọn 1 hộ làm sao đảm bảo các hộ có cơ hội được lựa chọn là bằng nhau, đủ số lượng mẫu và đảm bảo có tính đại diện cho tổng thể.
Đối với cán bộ:
Để lấy thông tin từ cán bộ chúng tôi chọn ngẫu nhiên mỗi xã 5 cán bộ để điều tra phục vụ nghiên cứu.
2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài này. Thu thập số liệu thứ cấp tại Phòng NN&PTNT, phòng thống kê và các phòng ban khác ở huyện Võ Nhai... Nguồn gốc của các tài liệu này đều được chú thích rõ ràng sau mỗi biểu số liệu. Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu như:
+ Thông tin về điều kiện tự nhiên + Thông tin về điều kiện kinh tế xã hội
+ Báo cáo đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp + Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới
- Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kì tài liệu nào. Người thu thập có được thông tin thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau để thu thập thông tin số liêu cần thiết.
Chọn mẫu điều tra trong khu vực nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn trực tiếp chủ hộ bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn, số liệu thu thập được trong quá trình điều tra có thể tổng hợp vào các bảng biểu. Thu thập các thông tin sơ cấp tại các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá kết quả cho đề tài nghiên cứu.
- Điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA), điều tra nhanh nông thôn (RRA) và, phỏng vấn người có am hiểu trong khu vực.
PRA là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Participatory Rural Appraisal - Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân. PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận giao lưu và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân cùng tham gia điều tra, trao đổi, chia sẻ, thảo luận, phân tích những khó khăn, thuận lợi của cộng đồng những kiến thức kinh nghiệm trong đời sống và điều kiện trong nông thôn để họ xây dựng kế hoạch, thực hiện trong hiện tại và tương lai[9].
- Thu thập những thông tin, số liệu này bằng cách quan sát, khảo nghiệm thực tế, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý huyện, xã, các hộ gia đình. - Đề tài này chủ yếu sử dụng công cụ phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập các thông tin.
2.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp này áp dụng cho những tài liệu sơ cấp. Thực hiện tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thu được trong quá trình điều tra.
- Thực hiện nhập số liệu vào bảng Excel. Những tài liệu trong office Excel dạng cơ sở dữ liệu sẽ được sử lý bằng phần mềm Pivot table.
* Nhóm các phương pháp phân tích thông tin
- Phân tổ thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả lại thực trạng sinh kế và thay đổi sinh kế của người dân trong xã, cũng như các hoạt động trong đời sống kinh tế của người dân trong xã thông qua thu thập tài liệu, thông qua điều tra chọn mẫu. Các số liệu thống kê mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển về thu nhập, chi tiêu, chi phí, cũng như mọi hoạt động của người dân. Phân các nhóm hộ theo các tiêu chí khác nhau để có thể thấy rõ bức tranh toàn cảnh của địa phương.
Các công cụ của phương pháp: Số trung bình, phần trăm, hay số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất nhằm thấy rõ được sự khác biệt về đời sống và sinh kế của hộ dân giữa các thời điểm hoặc giữa các nhóm hộ dân. Có nhiều phương pháp so sánh: so sánh trước - sau, theo thời gian, theo không gian, so sánh giữa các mục tiêu nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh theo không gian và thời gian.
- Phương pháp mô tả so sánh
Thông qua quan sát, tìm hiểu thực tế, qua các số liệu thứ cấp từ các phòng ban của huyện, của xã, chúng tôi tiến hành so sánh các nguồn lực phát triển kinh tế của các xã, mô tả quá trình sinh kế, mô tả về cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích biến động qua các năm
Phân tích biến động của các nguồn lực trong phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên qua các năm để thấy được sự biến đổi về lượng và chất của sinh kế, thấy được những ảnh hưởng và tác động của các yếu tố đến sinh kế. Từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả của hiện tượng trong phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp dự tính, dự báo
Qua đều tra và quan sát thực tế, các số liệu được xử lý, phân tích để thấy mức độ, bản chất của hiện tượng từ đó dự tính, dự báo xu hướng vận động phát triển của hiện tượng trong thời gian tới.
Ngoài ra còn áp dụng các công cụ để phân tích thông tin khác như: sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Đây là công cụ được phát triển từ PRA giúp tìm hiểu sự hiểu biết và thứ tự ưu tiên của người dân; Xu hướng thời gian nhằm giúp tìm hiểu sự biến động qua thời gian của các yếu tố về kinh tế - xã hội và môi trường cũng như các nguồn lực; Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức sống và phương thức sinh kế ổn định.
2.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
* Tình hình đất đai:
- Tổng diện tích đất tự nhiên - Diện tích đất canh tác - Diện tích đất ở
- Bình quân đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp - Bình quân đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp
* Tình hình dân số và lao động:
- Tổng số lao động - Lao động nông nghiệp - Lao động phi nông nghiệp - Bình quân lao động/hộ
* Hệ thống cơ sở hạ tầng:
- Tổng số đường tỉnh lộ, quốc lộ, đường liên thôn, xã - Số trường học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở - Cơ sở y tế
* Kết quả phát triển sản xuất - kinh doanh:
- Thu nhập từ nông nghiệp
- Thu nhập từ công nghiệp - tiểu thủ công nghjệp - xây dựng - Thu nhập từ thương mại - dịch vụ
- Bình quân thu nhập/người/năm - Bình quân thu nhập/hộ/năm
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Võ Nhai
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Võ Nhai
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, có giới hạn địa lí 105017 – 106017 Đông, 21036 – 212056 vĩ Bắc; phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn); phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ ( tỉnh Thái Nguyên) và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang); phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Cạn).
Thị trấn Đình Cả trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 37km và cách thị trấn Đồng Đăng – Lạng Sơn 80km.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình Võ Nhai khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi, núi đá vôi, vùng đất bằng phẳng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ. Căn cứ vào địa hình diện mạo đất đai của huyện hình thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng núi cao, gồm 6 xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Cúc Đường, Thần Sa, Vũ Chấn, có đất rừng đa dạng với tập đoàn cây, con phong phú, tạo nên cảnh đẹp tự nhiên. Nơi đây có khối núi đá vôi Thượng Nung đồ sộ nhất tỉnh Thái Nguyên, rộng tới 300 km2, độ cao từ 500 đến 600 mét, kéo dài từ Thần Sa qua Nghinh Tường, đến Liêm Thuỷ (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn).
- Vùng thấp, gồm 3 xã La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng và thị trấn Đình Cả, có địa hình tưương đối bằng phẳng, được tạo nên bởi những thung lũng chạy dọc theo Quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn.
- Vùng gò đồi, gồm 5 xã : Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long và Phương Giao, có nhiều đồi đất hình bát úp, bị chia cắt bởi các dòng sông, khe suối và xen lẫn núi đá vôi, các soi bãi ven sông địa hình thấp và tương đối bằng phẳng hơn các xã vùng cao.
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên. Nhiệt độ trung bình hằng năm 22,9 0C. Từ Thượng tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 9 là những tháng có nhiệt độ cao, nóng nhất là tháng 6, tháng 7, khoảng 27,9 0C. Nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 39,5 0C (tháng 6), thấp tuyệt đối là 30C (tháng 1). Vào mùa lạnh (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), tiết trời giá rét, nhiều khi có sương muối, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sự phát triển cây trồng, vật nuôi. Biên độ ngày và đêm trung bình là 7 0C, lớn nhất vào tháng
10, khoảng 8,2 0C. Chế độ nhiệt này tạo cho Võ Nhai có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhất là các loại cây ăn quả.
Chịu ảnh hưởng chế độ mưa vùng núi Bắc Bộ, mùa mưa ở Võ Nhai thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm