Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 28)

Mỗi vùng miền, địa phương có những thế mạnh, lợi thế so sánh là khác nên các hoạt động sinh kế được người dân lựa chọn sẽ phù hợp với từng địa phương đó. Việc nghiên cứu các vấn đề sinh kế của nông hộ được Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế nghiên cứu tại Việt Nam để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm quản lý tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là đối với các vùng nông thôn miền núi. Nhìn chung các hộ dân tộc thiểu số kinh tế khó khăn phải phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn lực nhiều hơn là các hộ sinh sống ở đồng bằng, đô thị. Họ phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp nhỏ bé để sinh sống và khi chất lượng đất, nước, rừng và các nguồn lực khác bị giảm sút, chất lượng cuộc sống của hộ cũng bị giảm đi theo.

Quá trình tìm hiểu, thu thâp thông tin tài liệu và nghiên cứu đề tài này chúng tôi biết được trong thời gian qua đã có có rất nhiều những công trình nghiên cứu khoa học xoay quanh chủ đề sinh kế, trong đó có một số chủ đề nghiên cứu cụ thể như sau:

- Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La:

Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ dân tái định cư vùng bán ngập của công trình thủy điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá

phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới.

- Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đakrong - Quảng Trị (Đại học Nông Lâm Huế):

Đề tài này nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài cũng đưa ra những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho tương lai.

- Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam (VS/RDE/01) (Trường Đại học Nông Lâm Huế)

Đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông thôn bằng cách xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các viện/trường để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Sự liên kết trong nước, khu vực và thế giới sẽ làm cơ sở phát triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực trong phát triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo phát triển nông thôn ở các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên kết giữa khoa học tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ thống nông thôn bền vững. Đồng thời, phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống và phát huy tính liên tục trong nghiên cứu đối với chính sách và thực thi chính sách về phát triển nông thôn và tình hình sinh kế ở nông thôn.

- Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ, miền Trung Việt Nam của trường Đại học Khoa học & đời sống Praha – Czech:

Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Phong Mỹ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người và nguồn vốn tự nhiên, các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và nguồn tài nguyên khác: nước, rừng,… tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ lên một bức tranh về cuộc sống của người dân qua các chỉ báo về thu nhập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dục - y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Đề tài nghiên cứu sinh kế của người dân ở khu tái định cư huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội (Đại học Nông Nghiệp Hà Nội).

Đề tài nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân ở khu tái định cư (TĐC), từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm sinh kế cho người dân ở khu TĐC huyện Quốc Oai Thành phố Hà Nội.

- Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 - 5, Cẩm Sơn, Anh Sơn, Nghệ An (Đại học Nông Lâm Huế)

Đề tài này phân tích các hoạt động sinh kế của người dân miền núi. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa phương.

Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trên; nghiên cứu này chúng tôi đi sâutìm hiểu, phân tích các nguồn lực sinh kế, các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai. Từ đó đánh giá các hoạt động sinh kế để rút ra được những phương thức sinh kế nào là phù hợp, phương thức nào chưa phù hợp với từng địa bàn. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế phù hợp với điều kiện của địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 28)