Nguồn lực vật chất

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 64)

Nguồn lực vật chất là một yếu tố thiết yếu trong cuộc sống, nguồn lực này bao gồm cơ sở hạ tầng, nhà ở, tài sản vật chất, công cụ sản xuất…

* Cơ sở hạ tầng

Trong những năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của chương trình 135 với tổng nguồn vốn đầu tư của chương trình từ năm 2010 đến năm 2013 là 50.313,1 triệu đồng, trong đó đã đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng 68 công trình. Riêng trong năm 2014 đã phân bổ tổng kinh phí 11.400 triệu đồng để thực hiện các chương trình, trong đó đầu tư xây dựng cơ bản là 9.000 triệu đồng[18].

Từ chương trình xây dựng nông thôn mới, tính đến hết năm 2013 toàn huyện đã làm mới, nâng cấp đường giao thông được trên 370km với số vốn đầu tư trên 174 tỷ đồng, nhân dân hiến trên 1.540 ha đất. Thực hiện phương án vay xi măng của tỉnh, toàn huyện đã huy động làm được 46 công trình với tổng chiều dài 28,5km đường liên thôn, đường liên gia đạt tiêu chuẩn theo quy định[18].

Từ khi có các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước cơ sở hạ tầng các xã được cải thiện phần nào, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn đặc biệt là xã vùng cao Sảng Mộc đường giao thông đi lại vẫn chủ yếu là đường đất, đi lại khó khăn cần đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu vực này nhiều hơn nữa.

Như vậy, nhìn chung về cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương đã có sự thay đổi tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương

phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội; tuy nhiên vẫn còn một số hạng mục cần phải được Nhà nước, doanh nghiệp quan tâm đầu tư như hệ thống nước sạch, công trình thuỷ lợi để hỗ trợ quá trình phát triển sinh kế cho người dân địa phương.

* Nhà ở:

Nhà ở là một tài sản rất quan trọng của hộ, với đa số các hộ thì nó còn là tài sản lớn nhất.

Nhà ở là yếu tố quan trọng để đánh giá về mức sống của người dân, thường thì các hộ có mức sống cao hơn sẽ có tình trạng nhà ở tốt hơn, có giá trị cao hơn. 0% 20% 40% 60% 80% 100% Xã La Hiên Xã Bình Long Xã Sảng Mộc Nhà tạm Bán kiên cố Kiên cố

Nguồn: Số liệu điều tra 2014

Biểu đồ 3.6: Nhà ở của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2014

Qua biểu đồ thấy rằng nhà kiên cố giảm dần từ xã La Hiên đến Sảng Mộc, ngược lại nhà tạm và bán kiên cố thì tăng lên, khu vực Sảng Mộc có tỷ lệ nhà tạm cao nhất chiếm 20%, La Hiên có tỷ lệ nhà kiên cố cao nhất 76,67%. Nếu thông qua nhà cửa để đánh giá mức sống của người dân nơi đây thì người dân xã La Hiên có mức sống là cao nhất và xã Sảng Mộc có mức sống thấp nhất.

* Tài sản vật chất: Đây cũng được xem là một nguồn vốn quan trọng, được thể hiện qua biểu đồ 3.7

Qua biểu đồ ta thấy nguồn tài sản của gia đình các dân tộc xã Sảng Mộc thấp hơn xã La Hiên, Bình Long cho thấy đời sống người dân tộc ở xã này khó khăn hơn. Vì tài sản vật chất trong gia đình tỉ lệ thuận với mức sống, khi không có tài sản đáng giá đồng nghĩa với mức thu nhập gia đình thấp, đời sống khó khăn.

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Ti vi Xe máy Điện thoại Tủ lạnh Máy giặt

Xã Sảng Mộc Xã Bình Long Xã La Hiên

Nguồn: Số liệu điều tra 2014

Biểu đồ 3.7: Nguồn tài sản vật chất của các hộ điều tra

* Công cụ sản xuất:

Bảng 3.8: Tài sản trung bình của hộ điều tra huyện Võ Nhai

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu Xã La Hiên Xã Bình Long Xã Sảng Mộc

1. Giá trị máy móc cho sản xuất

3.202,79 1.772,67 885,33

2. Giá trị công cụ cho sản xuất

2.462,21 1.201,35 677,58

3. Giá trị về nhà cửa (Nhà kho, chuồng trại)

58.870,5 42.650,2 30.703,45 4. Giá trị tài sản dùng

trong sinh hoạt gia đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32.750 21.250,7 17.593,75

Tổng tài sản 97.285,5 66.874,92 49.860,11

Qua điều tra cho thấy mức độ trang bị tư liệu sản xuất của các xã đại diện cho 3 vùng là khác nhau. Cụ thể xã Sảng Mộc vùng cao mức trang bị máy móc và công cụ còn nghèo làn và thô sơ phổ biến là các công cụ lao động nhỏ như cày, bừa, cuốc, liềm có giá trị thấp. Máy móc cũng rất ít, ít nhà có máy bơm nước, bình phun thuốc sâu hoặc tài sản khác có giá trị cao. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là lao động chân tay hay sức trâu bò cày kéo nếu so sánh với 2 xã La Hiên và Bình Long thì 2 xã này có mức độ đầu tư cao hơn, hơn nhất là xã La Hiên có những hộ đã có máy cày.

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 64)